KHÁI QUÁT VỀ NGHÀNH LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng luật hành chính và tố tụng hành chính (Trang 30 - 31)

- Công dân Việt Nam

KHÁI QUÁT VỀ NGHÀNH LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Các văn bản quy phạm pháp luật :

1. Luật Tố tụng hành chính 2015 ( Có hiệu lực từ 01/7/2016); 2. Nghị quyết 02/2011/HĐTP –TANDTC;

3. Thông tư 03/2003 VKSNDTC và TANDTC; 4. Thông tư 02/2013 VKSNDTC và TANDTC; 5. Nghị quyết 01/2015;

6. Pháp lệnh lệ phí – án phí Tòa án năm 2009; 7. Luật tổ chức TAND 2014.

BÀI 1

KHÁI QUÁT VỀ NGHÀNH LUẬT TỐ TỤNG HÀNHCHÍNH CHÍNH

--¥--

I –Tài phán hành chính, vụ án hành chính, tố tụng hành chính :1. Tài phán hành chính : 1. Tài phán hành chính :

a. Khái niệm :

Tài phán hành chính là tổng thể quyền hạn của Tòa án hoặc của cơ quan hành chính nhà nước về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể nhằm để giải quyết tranh chấp hành chính và áp dụng chế tài theo luật định.

b. Phân loại về tố tụng hành chính :

- Hiểu theo nghĩa rộng : tất cả các hình thức giải quyết tranh chấp hành chính, khi đó tố tụng hành chính chỉ là 1 bộ phận của tài phán hành chính.

- Hiểu theo nghĩa hẹp : giải quyết tranh chấp hành chính bằng con đường tòa án, khi đó tố tụng hành chính và tài phán hành chính là như nhau.

2. Vụ án hành chính :

a. Khái niệm :

Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri của cơ quan nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để vụ án hành chính phát sinh :

- Điều kiện cần : có hành vi khởi kiện của cá nhân, tổ chức, cơ quan. - Điều kiện đủ : việc khởi kiện được TAND thụ lý giải quyết.

b. Đặc điểm của vụ án hành chính :

- Đối tượng tranh chấp trong vụ án hành chính là tính hợp pháp của khiếu kiện, còn những đối tượng về tài sản, về nhân thân không phải là đối tượng của tranh chấp vụ án hành chính.

- Người bị kiện trong vụ án hành chính luôn là cơ quan nhà nước hoặc có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, còn người khởi kiện luôn là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động bởi các khiếu kiện.

3. Tố tụng hành chính :

a. Khái niệm :

Tố tụng hành chính là toàn bộ các hoạt động ( các giai đoạn ) được tiến hành trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

b. Các giai đoạn tố tụng hành chính :

- Bước 1 : Khởi kiện và thụ lý vụ án. - Bước 2 : Chuẩn bị xét xử sơ thẩm. - Bước 3 : Xét xử sơ thẩm.

- Bước 4 : Xét xử phúc thẩm. - Bước 5 : Giám đốc thẩm, tái thẩm. - Bước 6 : Thi hành án hành chính.

• Các trường hợp vụ án hành chính chỉ trải qua 2 giai đoạn : rút đơn kiện hoặc người kiện chết.

III – Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh nghành luật tố tụng hành chính : chính :

1. Khái niệm nghành luật tố tụng hành chính :

< Giáo trình >

2. Đối tượng điều chỉnh nghành luật TTHC : Các nhóm quan hệ : 3 nhóm

- Nhóm quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với nhau. ( mối quan hệ bắt buộc và bình đẳng )

- Nhóm quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng ( mệnh lệnh bắt buộc ).

- Nhóm quan hệ giữa người tham gia tố tụng với nhau (mối quan hệ bình đẳng ). 3. Phương pháp điều chỉnh :

Có 2 phương pháp :

- Mệnh lệnh bắt buộc. - Bình đẳng.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng luật hành chính và tố tụng hành chính (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w