Tự tương quan

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 41)

Hệ số Durbin-Watson (DW) trong Bảng 4.6 kết quả hồi quy mô hình (2) (FGLS) là 0.829. Hệ số này không nằm trong khoảng 1 < Durbin-Watson < 3 nên mô hình có tự tương quan xảy ra.

Để khắc phục vấn đề tự tương quan trong mô hình, tác giả sử dụng phương pháp Durbin-Watson (DW) để hồi quy mô hình (2) (Mô hình sau khi khắc phục phương sai thay đổi). Mô hình sau khi được khắc phục tự tương quan (3).

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình (3) (DW)

Dependent Variable: YM Method: Least Squares Sample (adjusted): 2 400

Included observations: 399 after adjustments Weighting series: WT1

Weight type: Inverse standard deviation (EViews default scaling) Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 5874.181 71.08441 82.63670 0.0000 EPS 0.347554 0.121067 2.870755 0.0043 ROA 164924.6 11124.38 14.82551 0.0000 ROE -27514.13 5916.692 -4.650256 0.0000 SIZE -0.002680 0.001022 -2.622094 0.0091 DEBT 0.001729 0.000265 6.516693 0.0000 Weighted Statistics

R-squared 0.832747 Mean dependent var 4691.454 Adjusted R-squared 0.830619 S.D. dependent var 67665.09 S.E. of regression 4382.012 Akaike info criterion 19.62333 Sum squared resid 7.55E+09 Schwarz criterion 19.68331 Log likelihood -3908.854 Hannan-Quinn criter. 19.64708 F-statistic 391.3456 Durbin-Watson 1.953790

Prob(F-statistic) 0.000000 Weighted mean dep. 5623.036

(Nguồn: Thống kê của tác giả từ chương trình Eviews 8)

Sau khi hồi quy mô hình (3) bằng phương pháp DW tác giả thấy hệ số Durbin- Watson thay đổi bằng 1.953790 nằm trong khoảng 1 < Durbin-Watson < 3. Như vậy mô hình đã được khắc phục vấn đề tự tương quan.

4.3.3Kết quả nghiên cứu

Sau khi kiểm định và khắc phục, mô hình hồi quy (3) hoàn toàn phù hợp và không còn khuyết tật. Tác giả sẽ sử dụng mô hình (3) để xác định sự tác động của các biến lên giá cổ phiếu-P và kiểm định các giả thuyết được xây dựng ban đầu. Nhìn vào bảng 4.7 kết quả hồi quy mô hình (3) có thể thấy các biến đều có ý nghĩa thống kê. Các hệ số của các biến được tổng hợp ở bảng dưới đây:

Bảng 4.8: Sự tác động của các biến lên biến phụ thuộc.

Biến Hệ số Mức ý nghĩa P-value EPS 0.347554 0.0043 ROA 164924.6 0.0000 ROE -27514.13 0.0000 SIZE -0.002680 0.0091 DEBT 0.001729 0.0000 (Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Biến EPS ảnh hưởng tương đối nhỏ tới giá cổ phiếu (P) với hệ số là 0.347554 (P-value = 0,0043 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%), biến này là một chỉ số mà các nhà đầu tư sử dụng để xác định được công ty đó có thể tái đầu tư vào kinh doanh và việc công ty chi trả cổ tức cho các cổ đông dựa vào việc xác định hai yếu tố trên các nhà đầu tư có thể thấy được công ty hoạt động tốt để thúc đẩy đầu tư vô cổ phiếu công ty đó, làm cho giá công ty tăng lên. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gregoriou và Gregoriou A, Healy J, Gupta J về các yếu tố quyết định giá cổ phiếu viễn thông trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế vào năm 2015.

Biến RO , ROE là các biến tỷ lệ sinh lợi có tác động mạnh nhất trong các biến đo lường các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu (P) với hệ số lần lượt bằng 164924.6 và - 27514.13 (P-value lần lượt = 0,000 và 0,000 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%). Điều này thể hiện mức doanh thu của một công ty ảnh hưởng rất lớn tới giá cổ phiếu của công ty đó. Mohammad Khan Ghauri và Mohammad Khan Ghauri S bài nghiên cứu các yếu tố quyết định thay đổi giá cổ phiếu trong lĩnh vực ngân hàng của Pakistan. Trên Tạp chí Khoa học Kinh tế và Hành chính năm 2014 đã nêu ra biến RO tác động không đáng kể. Kết quả này không tương đồng với nghiên cứu của tác giả, khi nghiên cứu ở thị trường chứng khoán Việt Nam tác giả lại nghiên cứu được biến RO tác động rất lớn đến giá cổ phiếu.

Biến SIZE và biến DEBT ảnh hưởng rất nhỏ ( dường như không đáng kể tới giá cổ phiếu - P) với hệ số lần lượt bằng -0.002680 và 0.001729 (P-value lần lượt = 0,0091 và 0,000 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Karathanassis và Philippa trong một cuộc kiểm tra thực nghiệm về các mô hình định giá vốn chủ sở hữu truyền thống: Trường hợp của Sở giao dịch chứng khoán thens năm 1988.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận về đề tài

Do đặc điểm đặt trưng thị trường chứng khoán Việt Nam, thời gian nghiên cứu, số lượng mẫu quan sát và hoàn cảnh nghiên cứu khác với các giả thuyết nghiên cứu trước đây. Nên bài nghiên cứu tác giả sẽ có khác biệt so với các bài nghiên cứu trước đó đã có:

Biến EPS có ảnh hưởng cùng chiều tới giá cổ phiếu (P). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Uddin và cộng tác viên (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá của các cổ phiếu thuộc ngành tài chính ở Bangladesh. Từ kết quả nghiên cứu ta thấy EPS là chỉ số ảnh hưởng rất lớn đến giá của các cổ phiếu. Các nhà đầu tư sẽ nhìn vào mức cao hay thấp để quyết định mua hay không mua cổ phiếu đó.

Biến RO là biến tỷ lệ sinh lợi có tác động cùng chiều trong các biến đo lường các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu (P). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Abu Hashish, K (2003), khi nghiên cứu ở thị trường chứng khoán Việt Nam tác giả thấy được giá cổ phiếu phụ thuộc tới việc mua hoặc bán của nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ xét các chỉ tiêu sinh lợi từ đó sẽ ra quyết định nên mua hay bán cổ phiếu đó.

Biến ROE cũng là biến tỷ lệ sinh lợi nhưng có tác động ngược chiều trong các biến đo lường các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu (P).

Biến SIZE cũng là biến có ảnh hưởng ngược chiều với giá cổ phiếu. Điều này không đúng với nghiên cứu ri Kokko và Fredrik Sjoholm (2004). Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ khó khăn về kiểm soát nguồn nhân lực gây khó khăn trong sản xuất dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Chi phí quản lý tăng cao cũng là một phần tạo nên việc kinh doanh khó khăn và làm giảm giá trị công ty – giảm giá trị cổ phiếu.

Biến DEBT là biến có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu. Điều này khớp với nghiên cứu của Hobarth (2006) về mối tương quan giữa các chỉ số tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty đối với các công ty niêm yết trong Hoa Kỳ. Bài có kết quả nghiên cứu cho thấy nợ phải trả của các công ty ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh lợi

của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhiều nợ phải trả hơn, có quy mô công ty nhỏ thì có hiệu suất dòng tiền tốt hơn (được đo lường bằng cổ tức tiền mặt). Ngoài ra doanh nghiệp có ít nợ phải trả hơn, tổng tài sản thấp và tỷ suất lợi nhuận EBIT cao thì có hiệu suất thị trường tốt hơn (được đo bằng sự thay đổi của giá cổ phiếu). Cũng vì lý do trên nên biến DEBT là biến có ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)