Bảng 4.3, 4.4 và 4.5 sẽ phân tích mô hình hồi quy để ước lượng và kiểm định các quan sát của các biến phụ thuộc và độc lập. Từ phân tích này ta đưa ra các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của 80 doanh nghiệp được niên yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn năm năm từ năm 2015 đến năm 2019.
Bảng 4.3: Mô hình hồi quy ban đầu (1)
Biến phụ thuộc: P
Phương pháp: Bình phương nhỏ nhất Included observations: 400
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 10730.66 2037.661 5.266164 0.0000 EPS 1.149305 0.408074 2.816413 0.0051 ROA 128455.9 28237.41 4.549137 0.0000 ROE -13092.14 12520.39 -1.045665 0.2964 SIZE 0.002292 0.001049 2.184177 0.0295 DEBT -2.85E-05 0.000411 -0.069333 0.9448
R2 0.179668 Mean dependent var 24742.45
R2 hiệu chỉnh 0.169258 S.D. dependent var 29113.01 S.E. of regression 26535.07 Akaike info criterion 23.22521 Sum squared resid 2.77E+11 Schwarz criterion 23.28508 Log likelihood -4639.042 Hannan-Quinn criter. 23.24892
F-statistic 17.25870 Durbin-Watson 0.737531 Prob(F-statistic) 0.000000
Nhìn qua bảng 4.3 Mô hình hồi quy ban đầu có thể thấy các biến EPS, RO và biến SIZE có ý nghĩa thống kê trong mô hình (p-value lần lượt là 0.0051; 0.0000 và 0.0295 < 0.05).
Biến ROE và DEBT không mang ý nghĩa thống kê trong mô hình (p-value lần lượt là 0.2964; 0.9448 > 0.05).
Đây chỉ là mô hình ban đầu, tác giả chưa thể kết luận chắc chắn. Để phân tích được sự tác động, tác giả tiến hành các kiểm định như: Kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định một số khuyết tật của mô hình (đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự trương quan). Sau khi kiểm định tác giả sẽ rút ra được mô hình hồi quy phù hợp, để kết quả phân tích của bài nghiên cứu mang được sự chuẩn xác nhất.