tư vấn học sinh, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để giáo dục pháp luật cho học sinh.
Học sinh ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Học sinh lại là người đã có trình độ nhận thức nhất định, vì vậy họ tiếp cận với những thông tin khoa học rất nhạy bén. Tuy vậy họ đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy đòi hỏi các tổ chức, đoàn thể, các ban ngành trong nhà trường và xã hội cần quan tâm định hướng, tạo môi trường thuận lợi để học sinh phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cần tổ chức GDPL bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp học sinh, rèn luyện học sinh theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng, tuân thủ pháp luật. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong học sinh.
Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục pháp luật trong nhà trường vào các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Hội LHTN, các câu lạc bộ nhằm thống nhất định hướng giáo dục ý thức pháp luật trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS. Cho HS tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: tình nguyện hè, thể dục, thể thao, đền ơn đáp nghĩa,...., nhằm góp phần tạo môi trường thân thiện, môi trường hoạt động tích cực để HS tham gia.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên, các câu lạc bộ, ban hỗ trợ học sinh… thông qua các hoạt động chính trị xã hội có thể đóng góp tích cực vào quá trình giáo dục phát triển nhân cách cho HS.
Ví dụ: Tổ chức các cuộc thi, giao lưu văn nghệ, TDTT lôi cuốn HS tham gia các phong trào cho địa phương trong dịp hè, đó chính là tạo sân chơi lành mạnh nhằm mục đích giáo dục nhân cách cho HS.
Trong quá trình GDPL, nhà trường thông qua giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ HS, ban hỗ trợ học sinh, các đoàn thể xã hội.. để đưa nội dung giáo dục pháp luật tới học sinh. Các tổ chức trong nhà trường có thể mời các chuyên gia pháp luật, các tình nguyện viên, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ
tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của nhà trường dưới nhiều hình thức: báo cáo viên, người đỡ đầu, nhà tài trợ. Mời các cố vấn cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, câu chuyện pháp luật,..., nhằm mục tiêu GDPL cho HS đạt hiệu quả cao hơn.
Cách thức tổ chức với nội dung giáo dục pháp luật đa dạng, phong phú sẽ giúp các em mở rộng tầm mắt, tiếp thu các kinh nghiệm, kiến thức pháp luật được nhiều hơn, hiểu biết pháp luật đầy đủ hơn. Điều đó sẽ tác động mạnh đến việc hình thành và phát triển nhân cách của các em làm cho các em biết sống, lao động, học tập, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
Hình ảnh minh chứng về việc kết hợp các tổ chức trong trường để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật tại trường THPT Tân Kỳ.