Dạy học bằng dự án phải có kế hoạch trước, cho học sinh chuẩn bị và giáo viên tiến hành kiểm duyệt. Sau đó đến giờ dạy cho học sinh trình bày dự án và lớp cùng tham gia nhận xét, đánh giá các sản phẩm.
Ví dụ khi dạy tiết ngoại khóa của lớp 12 trong học kỳ 1.
Tên bài dạy Ngoại khóa (tên dự án): Tìm hiểu việc thực hiện pháp luật của học sinh trường THPT Tân Kỳ.
Giáo viên giao trước cho học sinh chuẩn bị trong 2 tuần
Yêu cầu lớp chia thành 2 nhóm. Nội dung cần làm: Làm một phóng sự về việc thực hiện pháp luật của HS trường THPT Tân Kỳ và giải pháp để học sinh nhà trường thực hiện pháp luật ngày càng tốt hơn. Trong đó nhóm 1 sẽ nói về mặt tích cực, nhóm 2 sẽ nói về mặt tiêu cực.
Sau 1 tuần giáo viên kiểm tra tiến độ thực hiện, thúc gục nếu tiến độ chậm, góp ý để sản phẩm đạt được mục đích đề ra.
Còn 2 ngày đến giờ thực hiện trình bày sản phẩm, giáo viên kiểm tra lại lần cuối và yêu cầu nhóm hoàn tất trong thời gian còn lại.
Đến giờ thực hiện cho nhóm trình bày.
Các thành viên trong nhóm và nhóm khác góp ý, bổ sung.
GV đánh giá, nhận xét (khen là chính), ghi nhận sự nỗ lực của học sinh. GV cho học sinh nắm bắt những vấn đề cần đạt được.
Về mặt tích cực:
- Học sinh tham gia giao thông trật tự.
- Học sinh đội mũ bảo hiểm có cài quai khi tham gia giao thông.
- Học sinh chở người ngồi sau đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - HS tham gia giao thông gặp đèn đỏ dừng lại.
- Gặp bạn đi lại khó tự nguyện đèo bạn về nhà...
- Khuyên bạn giao nạp pháo cho nhà trường khi thấy bạn tàng trữ pháo - Báo cho GVCN về việc xích mích của các bạn trong lớp để GV giải quyết kịp thời.
- Học sinh đánh nhau.
- Học sinh đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. - Học sinh chở ba.
- Học sinh chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. - Học sinh nổ pháo trong trường.
- Học sinh đi xe máy, xe đạp điện lạng lách, đánh võng. - Học sinh vượt đèn đỏ...
Mỗi vấn đề các em ghi lại bằng hình ảnh, hoặc quay clips.. Có một số vấn đề ghi lại thực tế, có một số vấn đề có thể diễn lại.
Cả lớp cùng đưa ra giải pháp để học sinh THPT Tân Kỳ chấp hành tốt pháp luật của nhà nước (giáo viên tổng hợp các giải pháp do học sinh đưa ra và có thể bổ sung thêm để hoàn thiện hơn bộ giải pháp đó).
Giải pháp:
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho học sinh. - Tăng cường công tác quản lý học sinh.
- Xử lý nghiêm minh khi học sinh vi phạm.
- Khen thưởng, tuyên dương những việc làm tốt về thực hiện pháp luật của học sinh ...
Giáo viên chốt lại:
Cơ bản học sinh trường ta thực hiện tốt pháp luật trong nhà trường. Những vi phạm cần xử lý vừa nghiêm minh, mang tính giáo dục, để từ đó làm cho học sinh nhà trường ngày càng thực hiện pháp luật tốt hơn trong cuộc sống.