Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT (Trang 27 - 30)

Đây là phương pháp giáo viên sử dụng khá nhiều trong quá trình dạy, đặc biệt là chương trình pháp luật trong GDCD 12.

Ví dụ khi dạy bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật.

Ở mục “Khái niệm Bình đẳng trước pháp luật”, ta nêu vấn đề như sau:

Vấn đề 1: Anh D là người dân tộc Kinh, còn B là người dân tộc Thái. Cả

hai cùng phạm tội buôn ma túy với mức độ bằng nhau và Tòa tuyên phạt cả A và B đều 20 năm tù. B kháng cáo vì cho rằng mình là người dân tộc thiểu số nên mức án phải thấp hơn.

Hỏi: B lý giải như vây có đúng không? Vì sao?

Vấn đề 2: Anh N 20 tuổi là gia đình hộ nghèo. Ban quân sự xã gọi anh N đi

nghĩa vụ quân sự. Anh N chối vì lý do gia đình còn nghèo.

Hỏi: Anh N chối như vậy có đúng không? Vì sao?

Vấn đề 3: Trong lớp có bạn M gia đình hộ nghèo ở vùng 135, được nhà

nước miễn học phí và trợ cấp kinh phí học tâp (gạo, tiền). Còn bạn D ở xã đồng bằng, gia đình bình thường, không được miễn mà còn phải đóng học phí.

Hỏi: Như vậy có vi phạm về quyền bình đẳng không? Vì sao?

Từ việc nêu các vấn đề đó, giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề đã đặt ra.

Học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết vấn đề.

Giáo viên và cả lớp cùng kết luận cách giải quyết vấn đề và kết luận nội dung chính của bài học.

Những vấn đề trên được giải quyết và kiến thức cần đạt được như sau:

Vấn đề 1. B lý giải như vậy là không đúng.Vì mọi công dân đều bình đẳng

trước pháp luật về quyền lợi cũng như nghĩa vụ.

Nội dung bài học: “Khái niệm Bình đẳng trước pháp luật”:

Bình đẳng trước pháp luật: Nghĩa là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân

tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử về quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Vấn đề 2: N giải thích như vậy là không đúng. Vì mọi công dân đều bình

đẳng về nghĩa vụ, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội...

Nội dung bài học: Quyền, nghĩa vụ không tách rời nhau, công dân được hưởng quyền thì phải thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.

Việc hưởng quyền và nghĩa vụ theo nguyên tắc bình đẳng, không bị phân biệt đối xử.

Vấn đề 3: Qua tình huống đó ta thấy vấn đề đưa ra không vi phạm quyền bình

đẳng. Vì trong điều kiện như nhau công dân được hưởng quyền, nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền, nghĩa vụ đó đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

Việc bạn M được miễn học phí và hỗ trợ là do hoàn cảnh, điều kiện kinh tế xã hội nơi bạn sống hoàn toàn khác bạn D. Việc làm đó chứng tỏ chúng ta đang rất bình đẳng về pháp luật khi có sự tạo điều kiện cho người khó khăn hơn để họ có thể có được những cơ hội như những người khác. Điều đó không những thể hiện tính nhân văn của xã hội ta mà có thể hiện sự bình đẳng trong pháp luật của Việt Nam.

Như vậy khi dạy học sử dụng phương pháp mới không phải là quá khó, nhưng lợi ích mà nó đưa lại vô cùng to lớn. Nó góp phần tạo ra hứng thú trong học tập cho học sinh. Khi học sinh có hứng thú, việc tiếp nhận kiến thức sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều, từ đó giúp các em biết điều chỉnh hành vi pháp luật phù hợp hơn, qua đó giảm bớt tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, trên hết là công tác giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua môn học GDCD trong nhà trường mang lại hiệu quả hơn. Chỉ cần mỗi giáo viên chịu khó, đầu tư, suy nghĩ chắc chắn chúng ta sẽ làm được.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w