Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Gò Cát (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ SIÊU NHỎ.

4.1.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

lượng đội ngũ cán bộ.

Việc ra quyết định cho vay, xét đến cùng, phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhưng có một yếu tố chủ quan có vai trò rất quan trọng, đó là cán bộ tín dụng. Một quyết định sai lầm sẽ gây hậu quả to lớn đối với cả một ngân hàng. Chính vì vậy, ACB cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đi đôi với việc tổ chức học tập, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ để hạn chế, giảm thiếu rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là các sai sót do chủ quan từ phía cán bộ tín dụng.

Ngoài công tác giám sát món vay, ACB cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác này phải do cán bộ có trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng đánh giá, phân tích tình hình doanh nghiệp và phải không liên quan đến hoạt động cho vay, thu nợ. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác này là thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, chế độ, quy định về công tác cho vay, về quản lý kinh doanh, về quản trị điều hành tại ngân hàng.

Nghiệp vụ tín dụng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Để hạn chế những rủi ro này thì một trong những yếu tố đó là chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. Thực tế cho thấy, dù các quy định, quy chế có chặt chẽ đến đâu thì việc không thu hồi được nợ dẫn đến thất thoát tài sản vẫn có thể xảy ra. Rủi ro này xuất phát từ nhận thức của cán bộ tín dụng, không nắm bắt được bản chất của vấn đề, dẫn đến việc cho vay không mang lại hiệu quả. Có thể thấy, chất lượng nhân sự quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng. Chính vì thế, ACB cần phải có các chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý, cụ thể:

- Đối với công tác tuyển chọn: cần căn cứ vào đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc và khả năng của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, yếu tố đạo đức mới chính là nền tảng, nó quyết định hành vi và mục đích của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, khả năng thích ứng của cán bộ tín dụng với những hoạt động của ngân hàng cũng là một yêu cầu đặt ra trong việc phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng.

- Đối với công tác đào tạo: cần đặc biệt quan tâm, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, không ngừng nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nhất là đội ngũ nhân viên làm công tác tín dụng. Ngân hàng phải thường xuyên đánh giá lại trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ để bố trí công việc phù hợp. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng để nâng cao nghiệp vụ như những chương trình đào tạo ngắn hạn để giúp cán bộ tín dụng tiếp cận với những nghiệp vụ tín dụng hiện đại, khuyến khích việc học nâng cao trình độ bằng cách hỗ trợ học phí, định kỳ tổ chức các cuộc thi tay nghề…

- Việc bố trí, sắp xếp và chuyên môn hóa cán bộ tín dụng phù hợp với từng công việc có khoa học cũng nhằm mục đích phát huy khả năng của từng người nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Chế độ tiền lương, tiền thưởng phải hợp lý, có cơ hội thăng tiến và đảm bảo nhu cầu của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Gò Cát (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w