III. Các hoạt động dạy học:
4. Học thuộc lòng bài thơ
- Cả lớp nghe giáo viên hoặc bạn học sinh đọc mẫu các từ khó phát âm, học sinh mắc lỗi đọc lại theo mẫu, nhóm đồng thanh đọc các tiếng, từ ngữ này.
- 2 – 3 học sinh lần lượt đọc trước lớp. - Đọc chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ mới.
- Mỗi học sinh đọc 1 lần bài thơ trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau.
- Học sinh lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Học sinh cả lớp đồng thanh cả bài thơ. - 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Nghe câu hỏi của giáo viên và trả lời.
- Mè hoa sống ở ruộng rộng, chị bơi đi trước, em lượn theo sau.
- Mè hoa ùa ra giỡn nước, chị bơi đi trước, em lượn theo sau.
- Xung quanh mè hoa còn có các loài vật như: cá mè, cá chép, con tép, con cua, cá cờ. Những câu thơ nói lên đặc điểm riêng của mỗi loài vật là: Cá mè ăn nổi / Cá chép ăn chìm / Con tép lim dim / Con cua áo đỏ - Cắt cỏ trên bờ / Con cá múa cờ…
- 3 đến 5 học sinh trả lời:
+ Các hình ảnh nhân hoá trong bài là: Chị mè hoa ùa ra giỡn nước, gọi chúng gọi bạn, đắp đập, đắp bở, quăng đó, quăng lờ / Con tép lim dim / Con cua áo đỏ, cắt cỏ trên bờ / Con các múa cờ. - Đồng thanh theo yêu cầu
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh bài thơ
- Giáo viên hướng dẫn đọc thuộc lòng bài thơ như cách đã hướng dẫn ở các giờ học thuộc lòng trước.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
5. Củng cố - dặn dò
* Giáo viên: Dựa vào nội dung bài thơ
em có thể tả lại nội dung bức tranh minh hoạ ?
* Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương tích cực trong giờ học thuộc bài nhanh, nhắc nhở những học sinh chưa chú ý trong giờ học.
* Dặn: Học sinh về nhà học lại cho thuộc bài thơ
* Bài sau: Cuốn sổ tay
- Học sinh vừa chỉ tranh vừa tả trước lớp:
* Ví dụ: Ở những nơi như ruộng rộng, ao sâu
hay đìa con, đìa cạn bạn đều có thể gặp mè hoa. Mè hoa bơi rất đẹp. Khi bơi là cả chị cả em mè hoa cùng ùa ra giỡn nước. Chị bơi đi trước, em lượn theo sau. Rồi mè hoa lại gọi cả chúng bạn đến cùng chơi. Bạn mè hoa mỗi con có một nét riêng thật đáng yêu. Cá mè thì ăn nổi, cá chép lại ăn chìm, con tép mắt lim dim ngủ trong chùm rễ cỏ trên bờ, chú cá cờ hăng hái múa lá cờ đẹp của mình. Tất cả thật đẹp và sinh động.
TẬP ĐỌC(128): CUỐN SỔ TAY
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ phiên âm tên nước ngoài: Mô – na – cô, Va – ti – căng và các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: cầm lên, nước, nắn nót, lí thú, một phần năm, lớn nhất, sổ tay, quyển sổ, toan cầm lên, mở ra, nhỏ nhất, thủ đô, giải thích,…
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, hồn nhiên, biết phân biệt lời nhân vật khi đọc bài.
2. Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: trọng tài, Mô – na – cô, Va – ti – căng, quốc gia, …
- Nắm được những điều bài giới thiệu về các nước Mô - na – cô, Va - ti – căng, Trung Quốc, hiểu được công dụng của sổ tay, có ý thức tập ghi sổ tay và không tự tiện xem sổ tay của người khác.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to ) - Một cuốn sổ tay có ghi chép.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc - Bản đồ hành chính các nước trên thế giới.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 3 học sinh yêu cầu đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Mè hoa lượn sóng.
B. Dạy học bài mới1. Giới thiệu bài: 1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì ?
- Các bạn đang tranh luận về điều kiện gì ? Cuốn sổ tay có tác dụng như thế nào ? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết rõ điều đó.
- Ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọca. Đọc mẫu a. Đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui vẻ, hồn nhiên. Chú ý phân biệt lời của các nhân vật.
+ Lời của Lân: Giọng thể hiện sự ngạc
nhiên, không hài lòng khi can ngăn Tuấn.
+ Lời của Thanh: Giọng chậm, nhẹ
nhàng, ân cần.
+ Lời của Tùng: Giọng khẳng định
đầy tự tin.