Quan điểm hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở việt nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về vấn đề LUẬT PHÁP TRONG THƯƠNG mại điện tử (Trang 33 - 36)

trong thời gian tới

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử phải tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về thương mại điện tử nói riêng.

Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử sẽ góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, đảm bảo tính thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật theo tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đáp ứng kịp thời yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

“Phát triển nhanh hệ thống thương mại điện tử” là một trong những định hướng lớn về phát triển hạ tầng thương mại được nêu tại Nghị quyết số 13- NQ/TW ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Do vậy, công tác hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử phải thể chế hóa được chủ trương này. Pháp luật thương mại điện tử phải tạo được sự công bằng đối với các chủ thể tham gia, phải xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm, phải có chính sách phát triển hoạt động thương mại điện tử phù hợp, vừa để tạo lập môi trường kinh doanh trực tuyến cạnh tranh, vừa để thu hút sự tham gia đông đảo của các thành phần kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử phải trên cơ sở kế thừa, phát huy những mặt tích cực và phù hợp của pháp luật về thương mại điện tử hiện hành; sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp; đảm bảo sự đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và khả thi.

Nhận thức trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử phải đảm bảo khách quan, toàn diện, thực tiễn, phát triển, lịch sử - cụ thể. Đồng thời, việc tổng kết, đánh giá tác động của pháp luật về thương mại điện tử cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ, khoa học nhằm tìm ra những quy định tích cực, phù hợp, kích thích sự phát triển hoạt động thương mại điện tử, tạo lập môi trường kinh doanh trực tuyến cạnh tranh. Đến quá trình thực hiện pháp luật thương mại điện tử, quá trình đưa các quy phạm pháp luật đi vào cuộc sống, trở

thành những hành vi thực tế của các chủ thể tham gia thương mại điện tử cần phải phát hiện ra những bất cập, khó khăn, vướng mắc khi triển khai; phát hiện được những quy định bất hợp lý, bất khả thi; phát hiện những “lỗ hổng” của pháp luật thương mại điện tử mà các chủ thể tìm cách né tránh trách nhiệm trước pháp luật; phát hiện được những xung đột giữa quy phạm pháp luật thương mại điện tử với quy phạm của các ngành luật khác. Trên cơ sở đó, tiến hành hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử đảm bảo sự đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và khả thi.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử phải đảm bảo điều chỉnh, bao quát hết được các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thương mại điện tử. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động thương mại điện tử, việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về thương mại điện tử phải bao quát điều chỉnh được mọi quan hệ phát sinh, hành vi giao dịch, giao kết điện tử, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử, điều kiện về hàng hóa, dịch vụ tham gia giao dịch, hành vi vi phạm,... hay các hoạt động thương mại khác trên môi trường mạng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá nhân được Nhà nước trao quyền lập pháp, lập quy khi nghiên cứu xây dựng pháp luật về thương mại điện tử phải dự liệu được những vấn đề mới, có khả năng phát sinh như: sự xuất hiện trào lưu kinh doanh mới trên môi trường mạng, sự thay đổi khoa học công nghệ, sự phát triển nhu cầu sử dụng thiết bị di động trong đời sống kinh tế xã hội, nhu cầu giao dịch tài sản phi vật chất, tài sản ảo, nhu cầu sử dụng đồng tiền ảo trong thanh toán thương mại điện tử, sự phát triển kinh doanh nội dung số, hoạt động logistics điện tử,...

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử phải theo tinh thần cải cách hành chính.

Cải cách công tác quản lý nhà nước về hoạt động thương mại điện tử phải được ưu tiên thực hiện trên môi trường mạng. Pháp luật thương mại điện tử phải thể chế hóa được nguyên tắc này. Các thủ tục hành chính, dịch vụ công trong lĩnh vực thương mại điện tử cần thực hiện ở mức độ 4 (tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, giải quyết, xem xét hồ sơ trực tuyến, chấp nhận thanh toán trực tuyến phí, lệ phí nếu có). Pháp luật về thương mại điện tử phải có quy định cụ thể cho hoạt động giám sát trực tuyến các giao dịch điện tử trên môi trường mạng, giảm thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động, tạo môi trường để mọi người thực hiện quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử phải trên cơ sở tham khảo, chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế và đảm bảo phù hợp, tương thích với các chuẩn mực, nguyên tắc, quy định của pháp luật quốc tế.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về vấn đề LUẬT PHÁP TRONG THƯƠNG mại điện tử (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w