Ưu điểm và nhược điểm luật pháp trong thương mại điện tử

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về vấn đề LUẬT PHÁP TRONG THƯƠNG mại điện tử (Trang 29 - 31)

1. Ưu điểm

Pháp luật về thương mại điện tử có sự kết hợp các quy phạm truyền thống với quy phạm hiện đại. Bản chất hoạt động thương mại điện tử là sự kết hợp giữa hoạt động thương mại truyền thống và việc ứng dụng công nghệ thông tin. Bởi vậy, các quy định của pháp luật về thương mại điện tử được thiết kế, xây dựng, ban hành nhằm điều chỉnh những mối quan hệ thương mại, hành vi thương mại, hoạt động thương mại diễn ra trên môi trường mạng; các hành vi ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao, hành vi sử dụng các phương tiện điện tử, thiết bị số để thực hiện hoạt động thương mại.pháp luật về thương mại điện tử có sự giao thoa của các quy phạm pháp luật ở nhiều ngành luật. Rõ ràng, quy định của pháp luật về thương mại điện tử sẽ bao gồm những quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực, ngành Luật: thương mại, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, ngân hàng, quảng cáo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thuế… Cho dù pháp luật về thương mại điện tử tồn tại dưới dạng luật, pháp lệnh hay chỉ là một chế định pháp luật thương mại điện tử thì thực tiễn cho thấy rằng, bản thân các ngành luật khác nếu có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, cũng sẽ có những quy định đặc thù. Khi đó, tiêu chí lựa chọn áp dụng pháp luật nào, ngành Luật nào cũng cần được xem xét. pháp luật về thương mại điện tử có độ trễ nhất định nhưng nhanh chóng lạc hậu. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tốc độ đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ cũng như đào thảo công nghệ cũ, lạc hậu diễn ra nhanh chóng. Điều này khiến cho tồn tại xã hội luôn có những hành vi sử dụng, ứng dụng công nghệ mới, thiết bị mới vào mục đích thương mại ở trong trạng thái “chưa chịu sự điều chỉnh của pháp luật”. Nhà hoạch định chính sách, pháp luật phải nỗ lực, cố gắng để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện quy định của pháp luật có liên quan; đồng thời, những quy định của pháp luật về thương mại điện tử cũng rất nhanh chóng trở nên lạc hậu, lỗi thời bởi đặc thù nêu trênpháp luật về thương mại điện tử có độ trễ nhất định nhưng nhanh chóng lạc hậu. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tốc độ đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ cũng như đào thảo công nghệ cũ, lạc hậu diễn ra nhanh chóng. Điều này khiến cho tồn tại xã hội luôn có những hành vi sử dụng, ứng dụng công nghệ mới, thiết bị mới vào mục đích thương mại ở trong trạng thái “chưa chịu sự điều chỉnh của pháp luật”. Nhà hoạch định chính sách, pháp luật phải nỗ lực, cố gắng để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện quy định của pháp luật có liên quan; đồng thời, những quy định của pháp luật về thương mại điện tử cũng

rất nhanh chóng trở nên lạc hậu, lỗi thời bởi đặc thù nêu trênpháp luật về thương mại điện tử được thực thi chủ yếu trên môi trường mạng. Để điều chỉnh hoạt động thương mại diễn ra trên môi trường mạng, các quy định của pháp luật về thương mại điện tử được thiết kế, xây dựng phù hợp với đặc điểm này. Như việc quy định hành vi giao kết, giao dịch điện tử; quy định việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trực tuyến;quy định việc thanh toán, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước; quy định công tác quản lý nhà nước; thu thập chứng cứ điện tử, xử lý vi phạm…

2. Nhược điểm

Tuy nhiên thì cũng có một số hoạt động kinh doanh không thích hợp Thương mại điện tử. Ví dụ, nhiều thực phẩm nhanh hỏng và các mặt hàng đắt tiền như đồ trang sức hoặc đồ cổ không thể kiểm tra được một cách xác đáng từ điểm xa theo các công nghệ mới sẽ được phát minh ra trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết những bất lợi của Thương mại điện tử ngày nay bắt nguồn từ tính chất mới lạ và tốc độ phát triển nhanh của các công nghệ cơ bản. Những bất lợi này sẽ biến mất khi Thương mại điện tử hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động và được toàn bộ dân chúng chấp nhận. Nhiều sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi những nhận xét của khách hàng tiềm năng được trang bị và sẵn sàng mua qua Internet.

Ví dụ, nhà kinh doanh tạp phẩm trực tuyến Peapop chỉ thực hiện các dịch vụ giao hàng của mình trong một số thành phố. Do nhiều khách hàng tiềm năng của Peapop bắt đầu kết nối với Internet và bắt đầu thấy sự tiện lợi của việc mua bán trực tuyến, nó sẽ có thể mở rộng thêm nhiều khu vực.

Các doanh nghiệp thường tính toán lợi nhuận thu được trên số lượng các vụ đầu tư trước khi sử dụng bất kỳ công nghệ mới nào. Điều đó rất khó thực hiện trong Thương mại điện tử bởi chi phí và lợi nhuận rất khó xác định. Chi phí, là một chức năng của công nghệ, có thể thay đổi nhanh chóng thậm chí chỉ trong thời gian ngắn thực hiện các dự án Thương mại điện tử do những công nghệ cơ bản đang thay đổi một cách nhanh chóng. Nhiều công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ được các công nhân có các kỹ năng về công nghệ, thiết kế và quá trình kinh doanh cần thiết để làm Thương mại điện tử có hiệu quả. Một vấn đề khác mà các công ty muốn kinh doanh trên Internet phải đối mặt đó là khó khăn trong việc thống nhất cơ sở dữ liệu đang hiện hành và phần mềm xử lý giao dịch được thiết kế cho thương mại truyền thống thành phần mềm có thể dành riêng cho Thương mại điện tử.

Cùng với các vấn đề về công nghệ và phần mềm, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những trở ngại về văn hoá và luật pháp trong Thương mại điện tử.

Nhiều người tiêu dùng ở một mức độ nào đó vẫn e ngại việc gửi số thẻ tín dụng trên Internet, có một số người tiêu dùng khác đơn giản thường hơn có thể thích hợp được với sự thay đổi và cảm thấy không thoải mái trong việc xem các hàng hoá trên màn hình máy tính hơn là xem trực tiếp.

Môi trường pháp lý mà Thương mại điện tử được quản lý là các bộ luật hoàn toàn không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Luật kiểm soát Thương mại điện tử được viết ra khi các tài liệu được ký dự tính hợp lý trong bất kỳ giao dịch kinh doanh nào. Khi có nhiều các doanh nghiệp và cá nhân thấy được lợi ích của Thương mại điện tử là hấp dẫn, thì những bất lợi liên quan đến công nghệ và văn hoá này sẽ không còn tồn tại nữa.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về vấn đề LUẬT PHÁP TRONG THƯƠNG mại điện tử (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w