Thực trạng quốc tế và các nước khác

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về vấn đề LUẬT PHÁP TRONG THƯƠNG mại điện tử (Trang 28 - 29)

Nhiều quốc gia đã xây dựng các luật riêng dựa trên những khái niệm và nguyên tắc cơ bản từ bộ luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Pháp luật thương mại quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc (UNCITRAL). Bộ luật mẫu được soạn thảo năm 1996 đã cung cấp các nguyên tắc có tính quốc tế, giải quyết một số trở ngại, nhằm tạo ra môi trường an toàn về pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử.

Nói chung, các nhà lập pháp thế giới khi xây dựng luật liên quan đến thương mại điện tử đều chú trọng vào những nội dung chính như các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng, tội phạm máy tính, quyền sở hữu trí tuệ, khả năng cạnh tranh, thuế và an ninh thông tin.

Chẳng hạn như ở Australia có Luật Giao dịch điện tử năm 1999 quy định các nghĩa vụ pháp lý với việc phát hành đối với phương tiện điện tử. Trong khi đó, xứ sở Phù Tang đang có kế hoạch sửa đổi một số luật quan trọng liên quan đến thương mại điện tử như Luật Dân sự, Luật Hợp đồng cho người tiêu dùng và Luật Thương mại đặc thù.

Thực ra, ngay từ năm 2000, Nhật Bản đã ban hành hàng loạt luật liên quan đến công nghệ thông tin công nhận tính hiệu lực của việc chuyển các văn bản bằng phương tiện điện tử. Luật về chữ ký điện tử và tổ chức chứng thực điện tử của đất nước mặt trời mọc đã có hiệu lực ngày 25.5.2000. Tương tự, trong khoảng thời gian này, chữ ký điện tử được đưa vào luật rất nhiều nước như

Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia, Singapore, Ấn Độ… Còn tại Trung Quốc, Luật Hợp đồng thừa nhận tính hiệu lực của các hợp đồng điện tử. Mới đây nhất, ngay đầu năm 2019 này, luật thương mại điện tử đầu tiên của đất nước Vạn Lý Trường Thành đã chính thức đi vào cuộc sống.

New Zealand, Luật Giao dịch điện tử năm 1998 xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào một giao dịch điện tử. Luật cũng quy định cơ chế giải quyết tranh chấp điện tử qua internet.

Tại Châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành hướng dẫn để giúp các cơ quan giám sát thị trường của các quốc gia thành viên có thể kiểm soát tốt hơn những sản phẩm được bán trực tuyến. Hướng dẫn của EC nêu rõ, bất kỳ sản phẩm nào được bán trực tuyến tại thị trường EU đều phải tuân thủ các quy định pháp luật của khối, ngay cả khi nhà sản xuất có trụ sở bên ngoài EU. Ngoài ra, luật về thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại các nước EU yêu cầu các

cơ quan thuế quốc gia tập trung xác định đối tượng chịu thuế, giá trị giao dịch để xác định giá trị số thuế phải đóng cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về vấn đề LUẬT PHÁP TRONG THƯƠNG mại điện tử (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w