Bài 1: Tranh tĩnh vật trang trí

Một phần của tài liệu Giáo trình trang trí pdf (Trang 38 - 40)

- Về màu sắc, đậm nhạt: Về kiểu chữ, nội dung chữ:

Bài 1: Tranh tĩnh vật trang trí

( 30 tiết )

Mở đầu

Trong các bài tập Tranh trang trí có 3 thể loại: Tranh tĩnh vật trang trí, Tranh phong cảnh trang trí và Tranh sinh hoạt trang trí. Đó là cách gọi của các khái niệm tranh Tĩnh vật vẽ theo lối trang trí, tranh Phong cảnh vẽ theo lối trang trí và tranh Đề tài sinh hoạt vẽ theo lối trang trí.

Có cách gọi nh thế là bởi các loại tranh này có lối vẽ khác với lối vẽ tả thực. Vẽ tả thực là lối vẽ diễn tả hình khối, màu sắc, đậm nhạt, không gian của đồ vật, cảnh vật và con ngời … theo đúng luật xa gần, trong khi lối vẽ tranh trang trí lại thờng dùng các mảng màu phẳng và nét khái quát, bố cục và màu sắc đợc cách điệu tự do hơn theo chủ quan của ngời vẽ, hoàn toàn không lệ thuộc vào luật xa gần và không gian thực.

Bài học này sẽ giới thiệu cho ngời học nắm bắt đợc khái niệm, tính chất, đặc điểm của tranh trang trí nói chung, tranh tĩnh vật trang trí nói riêng, cách thức để vẽ một bức tranh tĩnh vật theo lối trang trí và vận dụng vào các bài tranh trang trí khác.

Mục tiêu

- Sinh viên hiểu đợc khái niệm, tính chất đặc điểm của thể loại Tranh trang trí nói chung, tranh Tĩnh vật trang trí nói riêng.

- Biết cách tiến hành vẽ một bức tranh trang trí.

- Vẽ đợc bài tập Tranh tĩnh vật trang trí và có thể vận dụng tốt trong thực tế sáng tác sau này.

ĐIều cần biết trớc

- Để thực hiện tốt bài tập này ngời học cần biết trớc và nắm vững các kiến thức cơ bản trong trang trí về họa tiết, bố cục, hình mảng, màu sắc, không gian ...

- Đọc lại bài giới thiệu tranh tĩnh vật và tĩnh vật nghiên cứu (giáo trình Hình họa - hệ CĐSP Mỹ thuật )

- Hiểu và biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu mẫu thực tế từ các bài học trang trí cơ bản.

Nội dung

1. Khái niệm

1.1. Sự giống và khác nhau giữa Tranh tả thực và Tranh trang trí

Trong hội họa, tranh Tả thực và tranh Trang trí giống nhau về chức năng, nghĩa là đều miêu tả và phản ánh cuộc sống của thiên nhiên, cuộc sống xã hội, và cuộc sống của con ngời. Thiên nhiên hiện ra với vô vàn sắc thái tình cảm của con ngời trong cái đẹp của các thể loại tranh Tĩnh vật, tranh Phong cảnh. Còn con ngời với những hoạt động nhiều mặt của đời sống xã hội nh lao động, sản xuất, vui chơi, sinh hoạt và cả trong đời sống tinh thần, tình cảm phong phú, sâu sắc trong cái đẹp với thể loại Tranh sinh hoạt.

Tranh tả thực và tranh trang trí khác nhau ở cách thức biểu đạt của ngôn ngữ đặc trng trong tạo hình:

- Tranh tả thực thờng diễn tả theo lối vẽ tả khối, cách vẽ hình và màu sắc, đậm nhạt của cảnh vật, con ngời gần giống với hiện thực thiên nhiên, theo luật xa gần và cấu trúc khoa học. Cảm xúc của ngời vẽ hoàn toàn trung thành với khoảnh khắc của không gian và thời gian.

- Tranh trang trí không tả khối theo đậm nhạt của ánh sáng mà dùng nét và mảng phẳng; hình thể, đờng nét và màu sắc đợc vẽ cách điệu, bố cục không gian ớc lệ và tự do theo ý tởng chủ quan sáng tạo của họa sĩ.

Tranh trang trí không chỉ gợi cho hoạ sỹ những phát hiện mới về phơng diện kỹ thuật thể hiện, mà còn cả về mặt quan niệm sáng tác, t duy nghệ thuật, sự lựa chọn đề tài, nguồn cảm hứng sáng tạo.

Từ quan niệm cởi mở về cách nhìn trong hội họa, ngời phơng Đông dùng nhiều điểm nhìn (trong luật xa gần) để vẽ những cái họ thấy và cả những cái họ không thấy, để biểu đạt cuộc sống thiên nhiên và xã hội của con ngời. Nghệ sĩ có thể làm ra tác phẩm từ những đề tài giản dị, đầy tình cảm mãnh liệt. Tranh của họ chỉ đơn giản vài mái nhà, hoặc một khúc sông, một con đờng mòn, một vài đồ vật gần gũi, thân quen ...

Hội họa ấn tợng của phơng Tây cũng có sự giao thoa, ảnh hởng hội họa phơng Đông không dùng luật xa gần cổ điển mà vẫn gây đợc cảm giác chiều sâu, diễn tả sáng tối không cần đến cách vẽ vờn khối. Màu sắc cũng là một yếu tố đặc biệt, là ngôn ngữ của nghệ thuật ấn tợng. Matisse tìm thấy ở tranh khắc gỗ Nhật Bản cái cảm giác dữ dội trong hòa sắc của những màu nguyên mà ông coi đấy là phơng tiện biểu cảm tốt nhất. Trong khi Gauguin lại phát hiện màu sắc ấy có thể dùng với tính cách tợng trng. Còn Van Gốc đã bỏ khối và bóng, ông dùng những mảng màu phẳng trong một phong cách đơn giản, dờng nh ông muốn để màu sắc nói lên tất cả ...

Một phần của tài liệu Giáo trình trang trí pdf (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w