Kết quả hoạt động TTQT qua 3 năm (2006 – 2008)

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tại & phát triển chi nhánh Cần Thơ (Trang 54)

Qua hơn 30 năm BIDV Cần Thơ đi vào hoạt động, hoạt động TTQT đã đạt được những kết quả nhất định và góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của NH, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đóng góp không nhỏ đối với sự thành công của khách hàng.

Trong suốt thời gian hoạt động cho tới nay, BIDV Cần Thơ đã vươn lên giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối nội lẫn đối ngoại. Trong đó, hoạt động TTQT đã đóng góp một phần không nhỏ trong lợi nhuận kinh doanh của NH. Thu phí dịch vụ mà chủ yếu là thu phí dịch vụ TTQT đã không ngừng tăng lên góp phần thực hiện phương châm tăng tỷ trọng thu phí trong tổng thu nhập của BIDV. Nhìn chung, trong 3 năm (2006 – 2008) hoạt động TTQT đã đạt được những kết quả đáng kể, cụ thể như sau:

Bảng 5: TỶ TRỌNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐVT: triệu USD CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Doanh số các phương thức TTQT 146,289 99,9 119,557 99,9 225,994 99,9

Thu phí dịch vụ TTQT 0,00011 0,1 0,00008 0,1 0,00014 0,1

Tổng 146,28911 100 119,55708 100 225,99414 100

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn – BIDV Cần Thơ)

0,1 0,1 0,1 100 100 100 0 20 40 60 80 100 120 Năm 2006 2007 2008 % Doanh số các phương thức TTQT Thu phí dịch vụ TTQT

Hình 12. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ TRỌNG HOẠT ĐỘNG TTQT.

Đi đôi với việc thực hiện các nghiệp vụ TTQT để mang lại doanh số TTQT đó chính là hoạt động thu phí dịch vụ TTQT. Những khoản thu phí này không đáng kể so với doanh số thực hiện các nghiệp vụ nhưng nó cũng đã góp một phần nhỏ vào doanh số chung của hoạt động TTQT. Cụ thể, qua bảng 5 ta có thể thấy năm 2006, NH thu phí được 0,00011 triệu USD. Năm 2007 thu được ít hơn một chút, chỉ được 0,00008 triệu USD. Vào năm 2008, phí dịch vụ TTQT tăng lên cao hơn năm 2006 và 2007, đạt 0,00014 triệu USD, tăng 0,000061 triệu USD hay tăng 77,22% so với năm 2007. Tuy nhiên, những khoản phí dịch vụ TTQT này lại chiếm tỷ trọng rất rất nhỏ so với tỷ trọng doanh số các phương

thức TTQT. Chính vì vậy, đề tài sẽ tập trung phân tích doanh số các phương thức TTQT để thấy được rằng hoạt động TTQT của BIDV Cần Thơ ngày càng giữ vị trí không kém phần quan trọng trong hoạt động của cả NH.

Bảng 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ (2006 – 2008) ĐVT: triệu USD CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Doanh số các phƣơng thức TTQT 146,289 119,557 225,994 -26,732 -18,27 106,437 89,03 - Doanh số L/C nhập khẩu 15,172 24,247 135,261 9,075 59,82 111,014 457,84 - Doanh số L/C&nhờ thu xuất

(OBC) 107,640 72,170 95,372 -35,470 -32,95 23,202 32,15

- Doanh số nhờ thu nhập

(IBC) 13,670 10,160 14,107 -3,510 -25,68 3,947 38,85

- Doanh số chuyển tiền đi

(OW) 3,295 4,100 5,971 0,805 24,43 1,871 45,64

- Doanh số chuyển tiền đến

(IW) 6,510 8,878 10,123 2,368 36,37 1,245 14,02

Hình 13. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CÁC THÀNH PHẦN DOANH SỐ TTQT (2006-2008)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng hoạt động TTQT thực sự đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ, thông qua việc mang lại doanh số TTQT cao, giúp NH thu được những khoản tiền khá lớn từ việc thu phí dịch vụ TTQT. Bên cạnh đó, doanh số TTQT cao góp phần khẳng định được hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng qua ba năm (2006-2008).

Doanh số TTQT

Nhìn chung, doanh số TTQT qua 3 năm (2006 – 2008) khá ổn định. Năm 2006, doanh số TTQT được là 146,289 triệu USD. Năm 2007, doanh số tuy bị giảm xuống còn 119,557 triệu USD nhưng giảm một khoản không đáng kể, giảm 26,732 triệu USD hay giảm 18,27% so với năm 2006. Năm 2008, doanh số TTQT tăng trở lại 225,994 triệu USD và tăng khá cao so với năm 2007, tăng 106,437 triệu đồng, tức tăng 89,03%. Nguyên nhân làm cho doanh số TTQT

Năm 2006 10% 75% 9% 2% 4% Năm 2007 21% 61% 8% 3% 7% Năm 2008 52% 37% 5% 2% 4% Doanh số L/C nhập khẩu

doanh số L/C & nhờ thu xuất(OBC) Doanh số nhờ thu nhập (IBC) Doanh số chuyển tiền đi (OW) Doanh số chuyển tiền đến (IW)

trong năm 2008 tăng cao trong khi năm 2007 lại giảm xuống thấp hơn so với năm 2006 là vì: trong năm này tất cả các doanh số thu được từ các nghiệp vụ TTQT đều đồng loạt tăng mạnh. Mặc dù năm 2008 là năm mà nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nối chung đều lâm vào tình trạng khó khăn nhưng hoạt động TTQT của BIDV Cần Thơ vẫn duy trì và phát triển rất mạnh. Điều đó đã khẳng định được uy tín và vị thế của BIDV Cần Thơ trong lĩnh vực hoạt động TTQT. Đặc biệt là các đối tác, NH nước ngoài cũng đã rất tin tưởng và chấp nhận hợp tác. Điều này đã giúp cho BIDV Cần Thơ ngày càng có nhiều hơn nữa những giao dịch TTQT, góp phần làm tăng doanh số TTQT. Trong doanh số TTQT thì doanh số L/C nhập khẩu và doanh số OBC là chiếm tỷ trọng giá trị cao hơn hẳn so với các doanh số khác cùng tạo nên doanh số TTQT. Cụ thể là trong năm 2006 thì tỷ trọng doanh số OBC chiếm tỷ trọng cao nhất 75%, doanh số L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng 10%. Sang năm 2007, tỷ trọng doanh số OBC vần giữ vị trí cao nhất nhưng có phần giảm sút so với năm 2006 chỉ còn 61%, trong khi đó thì tỷ trọng của doanh số L/C nhập khẩu bắt đầu tăng lên 21%. Đặc biệt trong năm 2008 đã có sự thay đổi hoàn toàn, đó là: doanh số L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng 52%, vươn lên giữ vị trí cao nhất, đồng thời tỷ trọng doanh số OBC đã giảm xuống còn 37%. Sở dĩ, tỷ trọng L/C nhập khẩu tăng lên trong năm 2008 là do trong năm này các doanh nghiệp xuất khẩu là KH của BIDV Cần Thơ yêu cầu NH sử dụng phương thức tín dụng chứng từ để giúp họ thanh toán với đối tác là chủ yếu.

a) Doanh số L/C nhập khẩu

Doanh số L/C nhập khẩu qua 3 năm liên tục tăng lên và tăng rất cao. Năm 2006, doanh số đạt được là 15,172 triệu USD, chiếm 10% tỷ trọng của doanh số TTQT. Năm 2007, doanh số tăng lên, đạt 24,247 triệu USD (chiếm 21% tỷ trọng doanh số TTQT), tăng 9,075 triệu USD tương đương với tăng 59,82 % so với doanh số năm 2006. Trong năm 2008, doanh số L/C nhập khẩu đột ngột tăng lên rất cao, đạt 135,261 triệu USD (tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2007). Đồng thời, tỷ trọng doanh sô L/C nhập khẩu trong năm 2008 cũng tăng lên cao, chiếm 52% tỷ trọng tổng doanh số TTQT của NH. Như vậy, nhìn chung lại tỷ trọng doanh số L/C nhập khẩu qua 3 năm liên tục tăng lên, đặc biệt trong năm

2008 doanh số này chiếm hơn ½ tỷ trọng trong cơ cấu doanh số TTQT. Doanh số này tăng lên cao không phải là do số món giao dịch phát hành và thanh toán nhiều hơn mà là do giá trị của mỗi giao dịch ngày càng lớn hơn rất nhiều so với các năm trước. Chẳng hạn như năm 2007 và 2008, NH có số món L/C nhập khẩu giao dịch được bằng nhau (là 79 món), nhưng trong năm 2007 chỉ đạt giá trị 24,247 triệu USD mà sang năm 2008 lại có giá trị là 135,261 triệu USD. Điều này chứng tỏ là giá trị giao dịch trong năm 2008 rất lớn so với năm 2007. Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động TTQT mà NH nên tiếp tục phát huy và phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

b) Doanh số L/C & nhờ thu xuất (OBC)

Trong năm 2007, doanh số OBC trong TTQT của NH đạt được là 72,170 triệu USD, thấp hơn năm 2006 (107,640 triệu USD), giảm 35,470 triệu USD hay giảm 32,95% so với năm 2006. Năm 2008, doanh số OBC mà NH thu được là 95,372 triệu USD, tăng 23,02 triệu USD (tăng 32,15%) so với năm 2007. Ngược lại so với doanh số L/C nhập khẩu, doanh số L/C & nhờ thu xuất (OBC) tuy có tỷ trọng cao nhất trong các doanh số tạo nên doanh số TTQT nhưng tỷ trọng này lại giảm liên tục qua 3 năm. Cụ thể là năm 2006 chiếm 75% tỷ trọng giá trị doanh số TTQT, sang năm 2007, tỷ trọng vẫn cao nhưng thấp hơn so với năm 2006 chiếm 61%. Đến năm 2008, tỷ trọng này giảm đột ngột xuống còn 37% tỷ trọng của doanh số TTQT. Nguyên nhân của sự biến động này là do ảnh hưởng tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2007 và năm 2008. Năm 2006, doanh số OBC đạt giá trị cao là nhờ vào sự thuận lợi về kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động mạnh nên số bộ chứng từ được gởi đi để đòi tiền thanh toán rất nhiều, thông qua đó mang lại doanh số rất cao. Tuy nhiên sang năm 2007, tình hình kinh tế bắt đầu có phần nào khó khăn cho nên việc hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp hơi bị hạn chế, điều này làm cho doanh số OBC giảm xuống rất nhiều. Đến năm 2008, tuy các doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong kinh doanh nhưng do ảnh hưởng của kinh tế thế giới và kinh tế nước nhà đều gặp nhiều khó khăn nên doanh số OBC mặc dù có tăng nhưng vẫn không tăng cao được.

Nhìn chung, mở và thanh toán L/C luôn là hoạt động mang lại doanh số cao nhất trong hoạt động TTQT. Đây là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động TTQT mà NH cần phải chú trọng phát triển nhiều hơn nữa.

c) Doanh số nhờ thu nhập (IBC)

Cũng giống như doanh số OBC ở trên, doanh số IBC của NH cũng giảm xuống vào năm 2007 và tăng lên trở lại vào năm 2008 . Cụ thể, doanh số IBC của năm 2007 là 10,160 triệu USD chiếm 9% tỷ trọng doanh số TTQT, giảm 3,510 triệu USD hay giảm 25,68% so với năm 2006 là 13,670 triệu USD. Sang năm 2008, doanh số IBC tăng lên tới 14,107 triệu USD (chiếm tỷ trọng 8%,) tăng 3,947 triệu USD so với con số của năm 2007. Doanh số IBC tăng cao trong năm 2008 là do số bộ chứng từ nhờ thu nhập đến hạn thanh toán nhiều hơn so với năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, tỷ trọng mà doanh số này chiếm được trong cơ cấu doanh số TTQT lại thấp hơn so với hai năm trước, chỉ được 5%. Mặt khác, do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới đang khó khăn nên chủ yếu các doanh nghiệp trong nước đều nhờ NH thu hồi những khoản nợ đến hạn càng sớm càng tốt.

d) Doanh số chuyển tiền đi (OW)

Nhìn chung, doanh số OW của NH qua 3 năm đều tăng lên và tăng lên những khoản khá đáng kể nhưng lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tỷ trọng doanh số TTQT. Năm 2007, doanh số OW là 4,100 triệu USD, tăng 0,805 triệu USD hay tăng 24,43% so với năm 2006 là 3,295 triệu USD. Doanh số OW tiếp tục tăng lên vào năm 2008: 5,971 triệu USD, tăng 1,871 triệu USD, tức tăng 45,64 % so với năm 2007. Trong đó, doanh số chuyển tiền đi phục vụ cho lĩnh vực buôn bán, giao thương (mậu dịch) chiếm giá trị cao vì chủ yếu các doanh nghiệp cần chuyển tiền để thanh toán tiền hàng cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc,…Còn lại số ít là các giao dịch chuyển tiền cá nhân, chiếm giá trị rất nhỏ.

e) Doanh số chuyển tiền đến (IW)

Song song với hoạt động chuyển tiền đi là hoạt động chuyển tiền đến, hoạt động này cũng mang lại doanh số rất cao cho hoạt động TTQT nhưng cũng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu doanh số TTQT. Năm 2006, doanh số IW đạt được là 6,510 triệu USD. Sang năm 2007, doanh số thu được tăng lên đến

8,878 triệu USD, tăng 2,368 triệu USD nghĩa là tăng 36,37 % so với doanh số đạt được trong năm 2006. Tiếp tục phát huy tốc độ tăng trưởng, năm 2008, doanh số IW tăng lên hơn 1,245 triệu USD (tăng 14,02%) so với năm 2007, đạt 10,123 triệu USD. Qua số liệu về doanh số chuyển tiền đến và chuyển tiền đi, ta có thể thấy rõ rằng doanh số chuyển tiền đến thu được qua mỗi năm đều gấp đôi doanh số chuyển tiền đi. Điều này chứng tỏ rằng số món giao dịch chuyển tiền đến nhiều hơn so với số món giao dịch chuyển tiền đến, thông qua đó có thể thấy rằng khách hàng đã thật sự đặt lòng tin rất cao vào BIDV Cần Thơ.

Cũng qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng trong năm 2006, nghiệp vụ L/C và nhờ thu xuất (OBC) đạt doanh số cao nhất (107,640 triệu USD) trong tổng doanh số TTQT; thấp nhất là doanh số chuyển tiền đến OW (3,295 triệu USD). Trong năm 2007, doanh số OBC tiếp tục giữ vững vị trí cao nhất, đạt 72,170 triệu USD và thấp nhất vẫn là doanh số OW 4,100 triệu USD. Tuy nhiên, sang năm 2008 đã có sự thay đổi, doanh số L/C nhập khẩu đã vươn lên giữ vị trí cao nhất với doanh số đạt được là 135,261 triệu USD, doanh số L/C & nhờ thu xuất đã giảm xuống còn 95,372 triệu USD.

Ngoài ra, qua biểu đồ như ở hình 12, ta có thể rút ra nhận xét rằng doanh số L/C & nhờ thu xuất (OBC) luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số TTQT. Tiếp theo đó là doanh số L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao thứ hai, còn lại các doanh số khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

4.1.2. Kết quả hoạt động TTQT theo từng phƣơng thức thanh toán 4.1.2.1. Phƣơng thức L/C

Bảng 7: SỐ MÓN L/C XUẤT KHẨU QUA 3 NĂM (2006-2008)

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số món Tỷ trọng (%) Số món Tỷ trọng (%) Số món Tỷ trọng (%)

Gởi đi thương Lượng 88 52,7 54 48,6 61 50,4 Đã thanh toán 79 47,3 57 51,4 60 49,6 Tổng 167 100 111 100 121 100

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn – BIDV Cần Thơ)

Hình 14. TỶ TRỌNG SỐ MÓN L/C XUẤT KHẨU (2006-2008)

Qua bảng 7, ta có thể thấy rằng tỷ trọng số món L/C xuất khẩu của BIDV Cần Thơ qua 3 năm không ổn định. Cụ thể là trong năm 2006, tỷ trọng số món L/C được gởi đi thương lượng đạt 52,7% cao hơn so với tỷ trọng số món L/C đã thanh toán. Sang năm 2007 thì ngược lại, tỷ trọng L/C thanh toán (51,4%) cao hơn tỷ trọng L/C gởi đi thương lượng là 48,6%. Riêng đối với năm 2008 thì tỷ trọng của hai chỉ tiêu trên gần như là bằng nhau (khoảng 50%). Điều này chứng tỏ rằng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 cho nên các doing nghiệp trong và ngoài nước đều muốn thanh toán nhanh chóng sau khi thực hiện giao thương. Thông qua kết quả này cũng chứng minh được là khách

Năm 2006 53% 47% Năm 2007 49% 51% Năm 2008 50% 50%

hàng ngày càng có niềm tin ở BIDV Cần Thơ vì NH luôn có công tác TTQT nhanh chóng, thủ tục đơn giản và hệ thống NH đại lý ở khắp nơi trên thế giới.

Bảng 8: GIÁ TRỊ L/C XUẤT KHẨU QUA 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: Triệu USD CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Giá

trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

Gởi đi thương lượng 51,6 31,8 25,4 -19,8 -38,4 -6,4 -20,1

Đã thanh toán 8,8 8,3 7,6 -0,5 -5,7 -0,7 -8,4

Tổng 60,4 40,1 33 -20,3 -33,6 -7,1 -17,7

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn – BIDV Cần Thơ)

Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy tỷ trọng giá trị L/C xuất khẩu được gởi đi thương lượng qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng L/C đã thanh toán. Tuy nhiên, tỷ trọng L/C thương lượng qua các năm lại đang trên đà giảm xuống còn tỷ trọng L/C thanh toán lại đang dần tăng lên. Cụ thể, tỷ trọng L/C xuất khẩu được gởi đi thương lượng qua 3 năm như sau: năm 2006 là 85%, năm 2007 giảm xuống còn 79,3%, sang năm 2008 tiếp tục giảm

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tại & phát triển chi nhánh Cần Thơ (Trang 54)