MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Cần Thơ CASEAMEX (Trang 65)

5.3.1. Chi phí ngoài sản xuất trong kỳ

Qua mô hình chính ta có thể thấy được nhân tố chi phí là nhân tố nghịch biến và ảnh hưởng lớn nhất đến mức lợi nhuận của công ty. Khi chi phí này tăng lên 1 triệu đồng thì sẽ làm giảm mức lợi nhuận xuống 999.915,9 đồng.

Do đó, khi ta giảm chi phí của nhân tố này xuống thì sẽ có hiệu quả cao nhất so với các nhân tố khác. Chi phí này bao gồm trong bảng dưới đây:

Bảng 20. TÌNH HÌNH CHI PHÍ NGOÀI SẢN XUẤT TRONG KỲ TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Chi phí bán hàng 21.731 25.095 13.834 3.364 15,5 (11.261) (44,9) Chi phí QLDN 875 2.753 1.306 1.878 214,6 (1.447) (52,6) Chi phí vận chuyển 19.246 17.842 15.942 (1.404) (7,3) (1.900) (10,7) Chi phí Marketing 3.412 2.270 2.568 (1.142) (33,5) 298 13,1 Chi phí khác 52 28 557 (24) (46,2) 529 1.889,3

Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex Chú thích: QLDN: Quản lý doanh nghiệp

Chi phí Marketing: chi phí tiếp thị và quảng cáo Chi phí khác: chi phí bốc xếp, hoa hồng…

Nhìn chung ta thấy qua các năm công ty đã cắt giảm các chi phí nhằm đạt lợi nhuận cao hơn. Trong đó:

Chi phí bán hàng: Thể hiện tính hiệu quả về cách sử dụng nhân viên cùng các vật liệu, dụng cụ, đồ dùng, bảo hành và bao gồm chi phí dịch vụ quảng cáo, tiếp thị và vận chuyển của công ty. Năm 2006 chiếm khoảng 21,731 tỷ đồng, trong 2007 đã tăng lên 15,5% tương đương 25,095 tỷ đồng, đến năm 2008 giảm 44,9% còn 13,834 tỷ đồng. Ta có thể thấy chi phí này phụ thuộc vào số lượng hàng bán ra của công ty, khi lượng hàng bán ra tăng thì chi phí bán hàng cũng

tăng (điển hình là năm 2007), tuy nhiên, cần hạn chế thấp nhất những chi phí phát sinh nhằm nâng cao lợi nhuận của mình.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí phản ánh mức hiệu quả quản lý cũng như việc sử dụng các vật liệu đồ dùng, dịch vụ quản lý của công ty. Năm 2006 chi phí này thấp, chỉ 875 triệu đồng do chưa cổ phần hoá, nhưng sau khí cổ phần hoá công ty, chi phí này cũng tăng mạnh nhằm đáp ứng việc quản lý phức tạp hơn trong nội bộ, cụ thể: năm 2007 là 2,753 tỷ tăng hơn 214,6% so với năm 2006; đến năm 2008, môi trường hoạt động dần ổn định nên chi phí đã giảm 52,6% so với năm 2007, tức là chỉ còn 1,306 tỷ đồng. Điều này phản ánh sự cố gắng của công ty Caseamex trong việc quản lý và điều hành công ty.

Các chi phí vận chuyển, chi phí Marketing, chi phí khác nhìn chung đã giảm dần qua các năm.

Ta thấy rằng các khoản chi phí này hầu như đã giảm qua các năm, tuy nhiên theo phân tích lúc đầu ta biết lợi nhuận của công ty qua 3 năm đều giảm dần. Điều này chứng tỏ rằng còn có 1 hay nhiều nhân tố khác ngoài chi phí ngoài sản xuất này ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận của công ty.

5.3.2. Doanh thu theo từng mặt hàng

Theo kết quả của mô hình chính ta biết rằng doanh thu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn thứ 2 đến lợi nhuận, đây là nhân tố đồng biến với lợi nhuận và thường biến động nhất do ảnh hưởng từ nhiều mặt như thị trường tiêu thụ, mặt hàng tiêu thụ… Khi doanh thu tăng lên 1 triệu đồng sẽ làm lợi nhuận tăng lên 999.890,6 đồng nếu các nhân tố khác không đổi.

Qua Bảng 8 ta có thể thấy năm 2007 doanh thu tuy cao hơn năm 2006 nhưng lợi nhuận lại thấp hơn năm 2006 do các nhân tố còn lại tác động mạnh hơn đến lợi nhuận, do đó lợi nhuận trong năm 2007 thấp hơn 2006. Do đó, ta không chỉ nên tập trung vào nâng cao 1 nhân tố thái quá mà nên phân bổ ra nhằm đồng bộ nâng mức tăng trưởng của tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Để nâng cao doanh thu của công ty, ta cần xét thêm về kim ngạch xuất khẩu, trong đó mặt hàng nào công ty xuất khẩu mang lại doanh thu nhiều hơn. Đây là ý nghĩa của mô hình phụ mà ta đã phân tích [trang 55]:

Mặt hàng cá các loại: đây là mặt hàng thế mạnh và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty. Nếu mặt hàng này tăng thêm 1 tấn thì doanh thu sẽ tăng thêm 51.681,2 đồng, mức ảnh hưởng thấp nhất trong các mặt hàng, tuy nhiên do số lượng cao nên đây vẫn là mặt hàng mang lại doanh thu cao nhất cho công ty mặc dù doanh thu mang lại không cao. Mặt hàng này bao gồm các sản phẩm: cá tra vụn, cá tra trắng fillet, cá tra vàng fillet, cá tra tẩm bột, cá tra nguyên con lột da, cá basa fillet, cá chẽm fillet, cá trê n/c, cá xiên que…

Mặt hàng tôm các loại: đây là mặt hàng thường xuyên của công ty tuy sản lượng xuất khẩu chưa nhiều. Tuy nhiên qua phân tích thì khi 1 tấn mặt hàng này tăng lên thì doanh thu sẽ tăng thêm 145.402,1 đồng; đây là sản phẩm mang lại doanh thu cao thứ 2 sau mặt hàng khác trong kết quả hồi qui của mô hình phụ. Điều này chứng tỏ nguồn lợi từ mặt hàng tôm mang lại là rất lớn, nếu cùng 1 số lượng bán được thì doanh thu của mặt hàng tôm cao gần 3 lần so với mặt hàng cá. Công ty nên tập trung mở rộng thị trường tôm bên cạnh mặt hàng cá để có thể nâng cao doanh thu của mình. Các mặt hàng tôm gồm có: tôm càng nguyên con, tôm sú PTO, tôm sú vỏ block, tôm sú thịt, tôm sú nguyên con…

Các mặt hàng khác: bao gồm các sản phẩm như đùi ếch, bạc hà, mực trái thông, thuỷ sản tổng hợp… Đây thực sự là nguồn lợi lớn của công ty, khi tăng thêm 1 tấn sản lượng từ mặt hàng này thì doanh thu sẽ tăng thêm 329.141,1 đồng. Đây thực sự là nguồn lợi của công ty nếu biết khai thác sâu, tuy nhiên do nhu cầu các sản phẩm này không cao, thị trường ít nên sản lượng công ty đã xuất khẩu trong 3 năm qua thật sự thấp. Cần có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao sản lượng cũng như thị trường của sản phẩm này hơn nữa.

Bên cạnh đó, hàng uỷ thác xuất là một trong những nhân tố mang lại thu nhập khá cao, khi tăng thêm 1 tấn thì doanh thu sẽ tăng thêm 96.334,6 đồng. Các sản phẩm thường uỷ thác xuất của công ty: basa fillet, cá tra fillet tươi, cá tra trắng fillet…

Tóm lại, để đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao doanh thu, chúng ta không những phải duy trì sản lượng mặt hàng chủ lực là cá, mà còn phải hoạch định chiến lược nhằm nâng cao sản lượng xuất khẩu các mặt hàng còn lại mà nhất là các mặt hàng khác và tôm các loại - đây là 2 mặt hàng sẽ làm tăng doanh thu mạnh nhất trong các mặt hàng chính của công ty Caseamex.

5.3.3. Giá vốn hàng bán

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí giá vốn hàng bán luôn là nhân tố quan trọng, chi phí đầu vào của sản phẩm, có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do nguồn nguyên liệu thường tập trung theo vùng, theo vụ mùa nên giá thu mua luôn biến động thất thường nên việc cắt giảm chi phí giá vốn mang nhiều bất cập.

Nếu giá vốn hàng bán tăng thêm 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ giảm 999.889 đồng nên các chiếm lược nhằm cắt giảm giá vốn là cần thiết để lợi nhuận tăng.

5.3.4. Thu nhập từ hoạt động tài chính

Nếu thu nhập từ hoạt động tài chính tăng lên 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 999.820,1 đồng. Đây là nhân tố đồng biến với lợi nhuận và cũng mang đến lợi nhuận cao cho công ty.

Tuy nhiên, hiện nay thu nhập từ hoạt động tài chính chỉ là khoản thu nhập bị động của công ty do khoản thu nhập này chủ yếu là thu nhập từ chênh lệch tỷ giá và lãi vay tiền gửi của công ty. Sự thay đổi từ tỷ giá có thể là nguồn lợi lớn, tuy nhiên nó là con dao 2 lưỡi, khi tỷ giá giảm thì nó cũng làm công ty bị lỗ một khoản khá lớn (xem thêm bảng 8 năm 2007) nên dẫn đến tình trạng không ổn định và không thể lường trước của nhân tố này.

Để có thể chủ động điều tiết nhân tố này nhằm tăng lợi nhuận cho công ty, chúng ta cần có chiến lược đầu tư hơn nữa vào các hoạt động đầu tư tài chính bên ngoài công ty nhằm chủ động khoản thu này hơn nữa và làm giảm bớt khoản thất thu do tình hình biến động tỷ giá không tốt cho công ty.

 Tóm lại, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình chính đều cao, không chênh lệch nhiều. Do đó ta cần kiểm soát đồng bộ tất cả các nhân tố nhằm

tăng cao lợi nhuận. Hiện nay, do các nhân tố trên trong các năm qua không ổn định và khó kiểm soát nên lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua đang giảm dần do các nhân tố trên tác động. Để khắc phục tình trạng này và làm lợi nhuận tăng ta nên đồng bộ các chính sách khắc phục các nhân tố trên một cách có hiệu quả. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận sẽ được đề xuất trong chương sau của bài nghiên cứu này.

Chƣơng 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN

6.1. LÝ LUẬN CHUNG

6.1.2. Phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm phẩm

Đây là biện pháp cơ bản nhằm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu như trên thị trường tiêu thụ giá bán và mức thuế đã được xác định thì lợi nhuận của đơn vị sản phẩm, hàng hoá, khối lượng dịch vụ tăng thêm hay giảm đi là do giá thành sản phẩm hoặc chi phí quyết định. Bởi vậy, để tăng thêm lợi nhuận các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Muốn được như vậy các doanh nghiệp phải thức hiện tốt các biện pháp sau:

 Tăng năng suất lao động:

Là quá trình áp dụng tổng hợp các biện pháp để tăng năng lực sản xuất của người lao động sao cho số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc giảm bớt thời gian lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Để tăng năng suất lao động các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến tạo tiền đề làm thay đổi điều kiện sản xuất, cho phép sử dụng triệt để công suất máy móc thiết bị, tăng cường công tác quản lý sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, tổ chức quản lý lao động hợp lý, chú trọng nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động.

 Giảm bớt lao động gián tiếp, giảm nhẹ bộ máy quản lý từ đó giảm chi phí quản lý, chi phí lao động gián tiếp, góp phần nâng cao lợi nhuận.

 Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao:

Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất cũng góp phần to lớn vào việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, giảm được chi phí hao hụt nguyên vật liệu xuống mức thấp nhất là đã góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đây là một biện pháp quan trọng nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi những điều kiện khác không thay đổi thì khối lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ, cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Đi đôi với tăng sản lượng sản phẩm các doanh nghiệp còn phải chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung ứng. Bởi vì chất lượng được nâng cao sẽ giữ được chữ tín đối với người tiêu dùng và giữ được giá bán, doanh thu se tăng. Những trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng đưa ra thị trường đã chứng minh được doanh nghiệp đó không thể tồn tại được.

6.1.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

 Vốn cố định:

Vốn cố định là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là chuyển dần giá trị vào sản phẩm trong nhiều chu kỳ sản xuất cho tới khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Quản lý vốn cố định cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn của doanh nghiệp. Nếu vốn cố định được quản lý tốt sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn cố định là bộ phận quan trọng của vốn sản xuất. Quy mô vốn cố định có ảnh hưởng rất lớn, nó trực tiếp quyết định đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

 Vốn lưu động:

Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào giá trị của sản phẩm và thông qua lưu thông sẽ được hoàn lại một lần sau chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động nằm dưới nhiều dạng vật chất khác nhau, điều này làm cho doanh nghiệp khó kiểm soát chúng một cách chặt chẽ. Sử dụng tốt vốn lưu động tức là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.

Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề đáng quan tâm vì khi sử dụng vốn kinh doanh có hiểu quả sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất đem lại lợi nhuận ngày một lớn cho doanh nghiệp. Để làm tốt công việc này

doanh nghiệp cần chú ý tới việc xác định cơ cấu vốn kinh doanh, hợp lý giữa các giai đoạn sản xuất, các khâu kinh doanh, giữa tài sản cố định và tài sản lưu động, xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ, rõ ràng.

Trên đây là một số biện pháp chủ yếu làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên thực tế mỗi một doanh nghiệp tuỳ vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh đặc thù của mình sẽ lựa chọn những biện pháp hữu hiệu trên cơ sở các biện pháp trên, do đó, so sánh với tình trạng thực tế của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ hiện nay, tôi xin đề xuất một số giảm pháp sau đây.

6.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TIỄN

Qua phân tích ở phần trên cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đều có tầm quan trọng nhất định và cần được Công ty quan tâm đúng mức, bên cạnh đó là có sự thay đổi về cơ cấu tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để thích ứng được với thị trường thế giới, với cơ chế thị trường ngày một đầy đủ hơn của Việt Nam, nhằm chống tụt hậu và đạt được kết quả cao hơn nữa thì Công ty cần quan tâm tới một số vấn đề sau đây:

Qua sự phân tích ở trên ta thấy rằng muốn cải thiện lợi nhuận cần tác động lên các nhân tố sau: chi phí, doanh thu, giá vốn, hoạt động tài chính. Các yếu tố khác như tài sản (gồm vốn lưu động và vốn cố định), vốn chủ sở hữu (nợ).

6.2.1. Giảm chi phí ngoài sản xuất

Đây là biện pháp cơ bản nhất nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. Để kiểm soát tốt các khoản chi phí ta cần:

 Mở rộng qui mô sản xuất sắp tới cần tính đến vị trí gần nguồn nguyên liệu để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành;

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Cần Thơ CASEAMEX (Trang 65)