CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Cần Thơ CASEAMEX (Trang 32)

Hình 5. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CASEAMEX 3.3.1. Chức năng của Ban giám đốc

- Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất trong công ty, điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty trước cổ đông và Nhà nước.

Quyết định cách dự án đầu tư và đổi mới công nghệ.

Phó Giám Đốc Kĩ Thuật Phó Giám Đốc Nhân Sự Phó Giám Đốc Tài Chính Phòng KD- XNK P. TChức- HChính Phòng Cung Ứng Quản Đốc Phòng Điện Máy Phòng KĩThuật Phòng Marketing Phòng Kế Toán Giám Đốc

Đề ra những phương hướng giải pháp và chiến lược phát triển của công ty trong dài hạn.

- Phó giám đốc: bao gồm phó giám đốc tài chính, phó giám đốc nhân sự, phó giám đốc kĩ thuật.

Thay mặt giám đốc điều hành toàn bộ công việc sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian giám đốc vắng mặt.

Đôn đốc, theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày tại công ty.

Chịu trách nhiệm trước giám đốc về hành vi của mình.

Thực hiện các chỉ tiêu chất lượng, công tác kĩ thuật, máy móc thiết bị và công tác quản lý công nhân viên theo kế hoạch đã được ban giám đốc thông qua.

3.3.2. Chức năng các Phòng ban

- Phòng kế toán: Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, kiểm toán, thông tin tài chính của công ty theo qui định hiện hành về luật kế toán và các chuẩn mực kế toán.

Lập báo cáo quyết toán theo tháng, quí, năm. Báo cáo kim ngạch xuất khẩu của công ty cho Bộ Thương mại và cơ quan Thuế.

Giúp Ban giám đốc theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của công ty về mặt giá trị, sổ sách, đồng thời thanh toán tiền hàng cho khách hàng và tiền lương cho cán bộ công nhân viên.

- Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu: tổ chức thực hiện các hoạt động thu mua nguyên liệu sản xuất. Đồng thời tìm kiếm thị trường nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cho Ban giám đốc. Tiến hành xúc tiến các hoạt động sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.

Thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty, liên hệ với Ban giám đốc khi khách hàng có nhu cầu.

- Phòng Marketing: Tổ chức phân tích, nắm bắt thông tin thị trường, quảng bá sản phẩm của công ty đến khách hàng, gửi thu chào hàng đến các nhà tiêu thụ.

- Phòng tổ chức – hành chính: tổ chức quản lý về nhân sự, tiền lương, phụ cấp, chế độ theo qui định của pháp luật. Đồng thời tổ chức đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất trong xí nghiệp.

- Quản đốc: theo dõi, kiểm tra hoạt động sản xuất, báo cáo kịp thời những sự cố, khó khăn với cấp lãnh đạo về tình hình hoạt động nơi mình phụ trách.

- Phòng kĩ thuật: kiểm tra về chất lượng của nguyên liệu cũng như thành phẩm. qua đó đưa ra biện pháp cải tiến kĩ thuật áp dụng những tiêu chuẩu chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Kể từ khi thành lập đến nay Công ty luôn đạt được kết quả khả quan, doanh thu và lợi nhuận liên tục sinh lợi qua các năm, có thể thấy thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty.

Bảng 3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2006 - 2008)

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tuyệt đối Số tƣơng đối Số tuyệt đối Số tƣơng đối

Kim ngạch xuất khẩu

(1000 USD) 37.874 45.642 29.739 7.768 20,5 (15.903) (34,8) Doanh thu (triệu đồng) 366.395 591.667 277.415 255.272 61,5 (314.252) (53,1) Sản lượng tiêu thụ (Tấn) 11.022 13.856 9.587 2.834 25,7 (4.269) (30,8) Thu nhập BQ (1000đ/người /tháng) 1.884 1.919 1.966 35 1,9 47 2,5 Lợi nhuận sau thuế

(triệu đồng) 15.943 12.295 8.076 (3.648) (22,9) (4.219) (34,3)

Qua bảng so sánh trên ta thấy tình hình hoạt động của Công ty tuy tốt và sinh lời nhưng lợi nhuận lại giảm dần trong các năm gần đây vì thiếu ổn định do ảnh hưởng của môi trường kinh doanh. Sản lượng tiêu thụ trong 2007 tăng nhưng lại giảm ở năm 2008 có thể thấy được do luật chống bán phá giá và sự bất ổn về kinh tế trong năm này, Công ty mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu nước ngoài nhất là thị trường Mỹ, đỉnh cao là đầu năm 2007. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết sản phẩm của Công ty chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài do đó nó sẽ phải chịu sự kiểm tra gắt gao về mặt chất lượng. Nhìn vào thực trạng kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua ba năm ta thấy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn đang duy trì sự ổn định, các chỉ tiêu trong năm 2007 đều tăng do thuận lợi từ thị trường đã làm doanh thu tăng hơn 255 tỷ đồng, vượt 61,5% so với năm trước đó.

Được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, khoảng giữa năm 2008 là một năm ảm đạm của nền kinh tế thế giới, là một công ty xuất khẩu nên Caseamex không nằm ngoài phạm vi đó, phần lớn các chỉ tiêu đều giảm đã làm doanh thu giảm hơn 314 tỷ đồng so với năm. Sở dĩ có sự sụt giảm là do: tình hình luật chống bán phá giá vẫn còn căng thẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh đó khoảng giữa đến cuối năm 2008 các ngân hàng Mỹ bắt đầu siết chặt tín dụng làm cho nhà nhập khẩu Mỹ không có vốn mua hàng, chúng ta phải cho nợ tiền hàng… đã làm hạn chế kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2008.

Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là mức lợi nhuận mình đạt được qua quá trình sản xuất kinh doanh. Để có thể đưa ra sự đánh giá về sự phát triển của Công ty ta xem xét tình hình biến động về lợi nhuận của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15.943 12.295 8.076 0 5.000 10.000 15.000 20.000 2006 2007 2008 Năm L i n h u n

Hình 6. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2006 - 2008)

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu, sản lượng và doanh thu trong năm 2007 đều cao hơn năm 2006 nhưng lợi nhuận lại thấp hơn 3,6 tỷ đồng (giảm 22,9%). Lợi nhuận đạt cao nhất vào năm 2006 và giảm dần qua 2 năm tiếp theo. Trong năm 2008, công ty cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của thế giới, trong năm này lợi nhuận đạt thấp nhất trong 3 năm vừa qua. Xuyên suốt bài nghiên cứu tôi sẽ tìm hiểu và phân tích để làm chứng tỏ lý do vì sao lợi nhuận giảm trong khi doanh thu lại tăng trong thực trạng hiện nay của công ty.

Tuy nhiên, nhìn chung công ty vẫn có những biện pháp hữu hiệu để duy trì hoạt động của công ty trong thời kì khó khăn vừa qua: lợi nhuận vẫn đạt cao, duy trì được môi trường làm việc hữu hiệu và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên là những khích lệ và thể hiện sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ.

Bảng 4. DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CÔNG NHÂN VIÊN 2006 - 2008

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tuyệt đối Số tƣơng đối Số tuyệt đối Số tƣơng đối Số lượng lao động 1.247 1.360 1.348 113 9,1 (12) (0,9) Thu nhập bình quân (ngàn đồng/người/tháng) 1.884 1.919 1.966 35 1,9 47 2,5

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Cty Caseamex

Qua bảng trên ta thấy mức thu nhập của lao động trong Công ty qua 3 năm liên tục tăng, năm 07 tăng 1,9% và năm 08 tăng 2,5% sao với năm trước đó. Số lao động trong Công ty năm 2007 tăng 113 người sao với năm 2006, tuy nhiên công ty vẫn nằm trong diện buộc phải cắt giảm nhân viên vào năm 2008 để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, bằng chứng là thu nhập bình quân vẫn tăng trong năm 2008, điều này thể hiện quyết định kịp thời và sáng suốt từ ban lãnh đạo công ty. Mặt khác, tình hình trên chỉ là giải pháp nhất thời để điều tiết hoạt động, dự kiến năm 2009 công ty sẽ vẫn thu hút lao động và đạt số lao động là 1450 nhân viên, tạo cơ hội và nâng cao cuộc sống của lao động địa phương.

Với trang thiết bị hiện đại và đề cao vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện nay công ty đã đạt được nhiều chứng nhận về quản lý chất lượng như GMP, SSOP, HACCP và ISO 9001: 2000 và được chấp nhận tại hầu hết các quốc gia kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, sự đa dạng về các chủng loại sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của từng thị trường, được thể hiện qua bảng cơ cấu về mặt hàng xuất khẩu trong 3 năm gần đây:

Bảng 5. CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU TỪ 2006 - 2008 Đvt: ngàn USD MẶT HÀNG NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tuyệt đối Số tƣơng đối Số tuyệt đối Số tƣơng đối Cá tra 19.757 52,1 21.361 46,8 15.316 51,5 1.606 8,1 (6.045) (28,3) Tôm các loại 18.089 47,8 24.241 53,1 14.391 48,4 6.152 34,0 (9.851) (40,6) Thuỷ sản khác 28 0,1 41 0,1 33 0,1 13 46,7 (8) (19,5) Tổng 37.874 100 45.643 100 29.740 100 7.769 20,5 (15.903) (34,9)

Nguồn: Phòng Kinh doanh Cty Caseamex

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy mặt hàng chủ đạo của Công ty là các chuỗi sản phẩm về cá tra như cá tra nguyên con lột da, cá tra tẩm bột, cá tra trắng fillet, cá tra cắt khoan, cá basa fillet… luôn chiếm hơn nửa trong tổng kim ngạch xuất khẩu, cụ thể: năm 2006 đạt hơn 19 triệu USD chiếm 52,1% tổng kim ngạch; năm 2007 đạt hơn 21 triệu USD vượt 8,1% sao với năm trước đó nhưng cơ cấu chỉ chiếm 46,8% do mặt hàng tôm hút hàng hơn. Trong năm 2008- năm mở đầu cho một loạt biến cố kinh tế trên thế giới, đã làm giảm kim ngạch và cơ cấu các mặt hàng với cá tra chỉ đạt 15 triệu USD chiếm tỷ trọng lớn nhất (51,5%) trong cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2008.

Về mặt hàng tôm các loại như tôm càng nguyên con, tôm sú PTO, tôm sú thịt… vẫn chiếm tỷ trọng cao, bằng chứng là mặt hàng này đã thu được hơn 24 triệu đô cho công ty chiếm 53,1% tổng kim ngạch vào năm 2007 .

Các thuỷ sản khác như đùi ếch, mực, thuỷ sản tổng hợp luôn được xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng vẫn ổn định nhưng chưa cao ở mức xấp xỉ 0,1% trong 3 năm vừa qua.

Để khái quát thêm tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ ta sẽ tham khảo thêm báo cáo về cơ cấu thị trường xuất khẩu trong các năm qua bên dưới đây:

Bảng 6. CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU TỪ 2006 - 2008 Đvt: ngàn USD THỊ TRƢỜNG 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối Tƣơng

đối Tuyệt đối

Tƣơng đối Châu Á 25.137 66,3 30.479 66,8 21.560 72,5 5.342 21,3 (8.919) (29,3) Châu Âu 10.135 26,8 11.593 25,4 6.662 22,4 1.459 14,4 (4.932) (42,5) Châu Mỹ 2.602 6,9 3.570 7,8 1.518 5,1 968 37,2 (2.052) (57,5) Tổng 37.874 100 45.642 100 29.739 100 7.769 20,5 (15.903) (34,9)

Nguồn: Phòng Kinh doanh Cty Caseamex

Qua bảng số liệu ta thấy thị trường của công ty rất đa dạng, các mặt hàng được xuất sang châu Âu (Pháp, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha, Anh…), châu Mỹ (Mỹ, Canada, Mexico…) và nhiều nhất là tại thị trường châu Á (Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, …) và hiện nay công ty đang khai thác thị trường châu Úc như Australia nhưng có tỷ trọng còn thấp so với các thị trường khác.

3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.5.1. Thuận lợi 3.5.1. Thuận lợi

 Về địa lý: Toạ lạc tại khu công nghiệp Trà Nóc thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước cả về đường sông, đường bộ cũng như đường hàng không.

 Cơ sở hạ tầng: Được xây dựng hoàn thiện hơn, lắp đặt thêm công nghệ mới, qui trình chế biến sản phẩm, mở rộng qui mô sản xuất đảm bảo chất lượng hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

 Nguồn nguyên liệu: nguyên liệu dồi dào, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ngày càng mở rộng có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất xuất khẩu.

 Nguồn lao động: Với nguồn năng lực tại chỗ có trình độ học vấn và chuyên môn cao từ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Năm 2008 công ty đã có 219 nhân viên bậc đại học và trên đại học, cao đẳng 80 nhân viên, trung cấp 70 nhân viên, thợ bậc 3/7 và chứng chỉ nghề là 48 nhân viên, lao động phổ

thông cấp III hơn 400 nhân viên, cấp II 614 nhân viên, cấp I 36 nhân viên là điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Cơ chế chính sách: Ngày càng thông thoáng hơn, nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các Ban ngành có liên quan.

 Nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản trên thị trường ngày càng cao.

 Chính sách đầu tư xây dựng xã hội của Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là sân bay Trà Nóc, cụm cảng Cái Cui và cầu Cần Thơ đang trong giai đoạn hoàn thành sẽ giúp cho việc xúc tiến thương mại cũng như việc vận chuyển hàng hoá thuận lợi hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Việt Nam tận dụng được nhiều chính sách hỗ trợ và miễn giảm khi gia nhập WTO.

3.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, Công ty vẫn còn những khó khăn cần khắc phục như:

 Nguồn nguyên liệu: Tuy nằm trong khu vực ĐBSCL là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, nhưng do việc nuôi trồng còn manh mún, tự phát và chủ yếu là tập trung theo vụ mùa nên việc sản xuất chế biến cũng gặp khó khăn.

 Thị trường: Hiện nay công ty gặp khó khăn về thị trường do biến động về dư lượng kháng sinh, chất bảo quản… nhất là những thị trường khó tính với những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm rất cao. Đồng thời việc thâm nhập và tìm hiểu thị trường mới cũng gặp khó khăn.

 Nguồn vốn lưu động: Có tầm quan trọng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh như việc mở rộng sản xuất, lắp đặt thêm thiết bị kĩ thuật mới, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

 Ô nhiễm môi trường: Hiện nay hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng đe doạ đến sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty.

 Sự biến động tình hình kinh tế trên thế giới: Tác động sâu rộng của cơn suy thoái kinh tế trên thế giới hiện nay đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và hoạt động của công ty.

Qua những thuận lợi cơ bản và những khó khăn trong năm 2008 vừa qua, Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh cho năm 2009 - một năm được đánh giá là sự hồi phục và ổn định lại nền kinh tế.

Trên nền tảng hoạt động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cần Thơ trong thời gian qua, trong năm 2009 Công ty sẽ tiếp tục phát huy các thế mạnh sẵn có để đưa Công ty Cổ phần vào hoạt động ngày càng hiệu quả, công ty đề ra các mục tiêu ban đầu như sau:

 Ổn định bộ máy tổ chức và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

 Phát huy việc cổ phần hoá nhằm huy động vốn mở rộng đầu tư xây dựng nhà máy với công suất chế biến 25.000 tấn sản phẩm năm và công suất kho trữ 3.300 tấn thành phẩm.

 Hợp tác liên doanh với các Công ty khác sản xuất các mặt hàng tôm có giá trị cao .

 Chú trọng đầu tư nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ.

 Hoạt động có lãi và có tích lũy, đảm bảo cổ tức cho cổ đông.

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Cần Thơ CASEAMEX (Trang 32)