Các biện pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích tình hình cho thuê tài chính tại Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II - Cần Thơ (Trang 68 - 71)

Trên cơ sở phân tích số liệu cho thuê theo ngành sản xuất, thành phần kinh

tế và tình hình nợ quá hạn, chúng ta thấy Công ty nên tập trung thực hiện một số

giải pháp chủ yếu:

5.4.1. Các ngành sản xuất

- Ngành xây dựng, thương mại và dịch vụ doanh số cho thuê rất cao so với

GVHD: Ths Nguyễn Thanh Nguyệt - 64 - SVTH: Huỳnh Thị Minh Huệ

ra, cũng phù hợp với tình phát triển chung của đất nước. Có thể nói lĩnh vực này mức độ rủi ro thấp, hiệu quả đầu tư cao so với các ngành khác.

- Ngược lại lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp doanh số cho thuê rất

thấp, qua các bảng số liệu và các biểu đồ thì chúng ta cũng thấy được điều này, là tại vì:

+ Đối với lĩnh vực nông nghiệp: phần lớn nông dân chưa mạnh dạn ứng

dụng những tiến bộ của khoa học kỷ thuật vào sản xuất, sản xuất còn nhỏ lẻ chưa

tập trung, chi phí đầu vào lớn hơn đầu ra, rủi ro cao do thường bị thiên tai bão lụt

vì thế hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thấp. Nhu cầu vốn nhỏ mang tính chất

thời vụ.

+ Ngành công nghiệp của chúng ta phát triển chưa mạnh, chưa đồng bộ chủ

yếu là gia công, nhu cầu vốn thấp, lợi nhuận không cao. Nên vấn đề cải tiến, đầu tư mới dây chuyền công nghệ sản xuất trong thời gian tới là điều cần thiết, tiếp

tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đây là chủ trương lớn của Đảng và

Nhà nước ta, nhưng đôi lúc, đôi nơi chúng ta thực hiện chưa đồng bộ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế.

Cho nên lãnh đạo Công ty cần nên xem xét một cách tổng quan trước khi đưa ra sách lược, chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế, nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn.

5.4.2. Các thành phần kinh tế

- Dư nợ của các thành phần kinh tế ( TPKT) ngoài quốc doanh ( chủ yếu là Công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân ) là cao hơn so với các thành phần kinh tế khác. Trong thời gian qua theo thống kê của một số ngành chuyên môn thì lĩnh

vực kinh tế ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả hơn, nhu cầu vốn lớn, tại vì thành phần kinh tế này hạch toán độc lập, không có sự bao cấp của Nhà nước.

- Đối với thành phần kinh tế Nhà nước và Hợp tác xã thì tình hình dư nợ

của hai thành phần kinh tế này tương đối thấp.

+ Đối với thành phần kinh tế Nhà nước: Được Nhà nước bao cấp vốn từ

ngân sách ( mang tính cấp phát ), hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao là do

phải gồng gánh một số chính sách để giúp Chính phủ điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

+ Đối với TPKT Hợp tác xã: Thành phần kinh tế này phát triển chưa mạnh, do cơ chế còn nhiều bất cập, làm hạn chế về mặt qui mô, cũng như hiệu quả

GVHD: Ths Nguyễn Thanh Nguyệt - 65 - SVTH: Huỳnh Thị Minh Huệ

trong sản xuất kinh doanh. Cho nên Ban chủ nhiệm các HTX gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, phải cạnh tranh quyết liệt với các thành phần

kinh tế khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đó mà chúng ta thấy được mặt mạnh, mặt yếu của từng thành phần kinh

tế, mà Ban Giám Đốc có hướng đầu tư thích hợp, vào từng thời điểm, từng ngành nghề cụ thể theo sự phát triển của nền kinh tế, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát

triển,

5.4.3. Tình hình nợ quá hạn

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi từ nguồn thu nhập của khách hàng. Nắm

chặt cụ thể thời gian có thu nhập cuả khách hàng này tiến hành thu hồi nợ. Nếu

khách hàng quá khó khăn cần xem xét cho gia hạn nợ, giãm nợ hoặc khoanh nợ để khách hàng có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ

cho Công ty.

- Nợ quá hạn do lừa đảo: Lập hồ sơ khởi tố gởi đến cơ quan pháp luật xử lý.

- Nợ không có khả năng thu hồi, nguyên nhân từ khách hàng như: Trốn,

chết, mất tích hoặc phá sản thì tiến hành lập hồ sơ đầy đủ kiến nghị cấp trên. - Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng trong việc xử lý nợ quá hạn,

gắn chỉ tiêu này vào chỉ tiêu thi đua trong từng tháng, quí, năm.

- Gắn việc xử lý nợ với công tác mở rộng tín dụng loại trừ những khách

hàng không có uy tín với Công ty, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới, có dự án

khả thi để đầu tư.

- Cho thuê phải bám chặt quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm được như thế vốn đầu tư sẽ đi đúng hướng thị trường và xu hướng xã hội rất thuận lợi

cho việc tăng dư nợ và vững chắc trong thu nợ sau này.

- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư nhằm loại trừ, phân tán những rủi ro

khác nhau có thể xảy ra cho công ty

- Tìm kiếm và tiếp nhận các thông tin phòng ngừa rủi ro: Rủi ro trong hoạt động tín dụng xảy ra do chủ quan hay khách quan là điều không lường trước được.

- Vì vậy mà Công ty phải nâng cao chất lượng hoạt động cuả trung tâm

thông tin phòng ngừa rủi ro. Hiện nay, do yêu cầu cạnh tranh các Ngân Hàng

thường tìm mọi cách thu hút khách hàng về mình, khách hàng vay vốn thường đi

vay ở những Ngân Hàng khác nhau. Do đó vấn đề tiếp nhận và xử lý thông tin

phòng ngừa rủi ro từ Ngân Hàng Nhà Nước là rất cần thiết. Từ đó Công ty có

GVHD: Ths Nguyễn Thanh Nguyệt - 66 - SVTH: Huỳnh Thị Minh Huệ

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích tình hình cho thuê tài chính tại Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II - Cần Thơ (Trang 68 - 71)