MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA VIETTEL DỰA TRÊN CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của Viettel dựa trên đánh giá của khách hàng mục tiêu.doc (Trang 32 - 34)

HIỆU CỦA VIETTEL DỰA TRÊN CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG MỤC

Từ những phân tích từ chương 3, nhóm nêu ra một số giải pháp để có thể phát triển giá trị thương hiệu của Viettel:

4.1.Gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu.

Như đã phân tích ở trên thì chủ yếu những người được hỏi thì họ hầu hết biết đến Viettel qua bạn bè và người thân.Chính vì vậy việc mà Viettel cần làm chính là gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu như: gia tăng các chương trình quảng cáo về các dịch vụ của viettel.Một năm thì nên tổ chức một đến hai hoạt động PR để có thể nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.Bên cạnh đó thì gia tăng các điểm bán hàng, các đại lý để có thể tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn và khắc sâu hình ảnh Viettel trong tâm trí khách hàng nhiều hơn.

4.1.1.Các chương trình quả cáo.

Viettel nên gia tăng quảng cáo trên truyền hình, báo đài và các phương tiện truyền thông khác.Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh của Viettel như Beeline, mobifone đang rất tích cực trong việc quảng cáo trên truyền hình và gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng.Chính vì vậy mà hình ảnh của Viettel sẽ dần bị phai nhạt theo thời gian.Đây là thời điểm để Viettel tăng cường quảng cáo để giữ vững hình ảnh của mình.

4.1.2.Các chương trình PR:

Cách đây 3 năm, Viettel đã có một chương trình PR mang tầm cỡ vĩ mô trên cả nước và với một nguồn kinh phí khổng lồ.Đó là chương trình đưa ADSL miễn phí đến gần 30.000 trường trên cả nước.Với việc chi phí lên tới 300 tỷ đồng/1 năm, kinh phí dành cho chương trình này là rất lớn, bên cạnh đó thì hiệu quả của chương trình này lại là một dấu hỏi lớn.Và đến tháng 12/2010 thì tập đoàn Viettel đã hoàn thành việc đưa internet tới gần 30.000 trường học trên cả nước.

Năm 2009, khi nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, các chương trình quảng bá thương hiệu thông qua quảng cáo bị Viettel thu hẹp, chỉ làm những hoạt động

rất cần thiết. Tuy nhiên, tập đoàn vẫn tiếp tục triển khai một số chương trình xã hội lớn và bổ sung thêm chương trình 30A của Chính phủ (giảm nghèo nhanh, bền vững) tại 3 huyện cực nghèo gồm Bá Thước, Mường Lát (Thanh Hóa) và Đắc Rông (Quảng Trị) với kinh phí lên tới 46 tỷ đồng. Tuy nhiên, những chương trình PR của Viettel lại chủ yếu hướng tới những người nghèo, khó khăn trong cuộc sống.Chính vì vậy mà doanh nghiệp đầu tư những chi phí lớn nhưng chỉ tác động tới những người nghèo, mà ít tác động tới những người có thu nhập trung bình khá trở lên trong xã hội và những chương trình này chưa được biết đến rộng rãi.

Chính vì vậy, điều mà Viettel cần làm là gây dựng những chương trình PR mà có thể nâng cao hình ảnh của Viettel trong cả con mắt của những người có địa vị khác nhau trong xã hội, chứ không chỉ riêng một phân khúc khách hàng cụ thể trên thị trường.

4.1.3.Tích cực viết về các chương trình PR của Viettel trên mạng.

Việc tổ chức các chương trình PR sẽ có hiệu quả nhằm nâng cao thương hiệu của Viettel hơn khi có sự trợ giúp của báo chí, truyền thông.Viettel nên công bố những chương trình PR của mình trên các báo mạng internet nổi tiếng như vnexpress.net, dantri.com… để đông đảo người dân có thể biết đến các chương trình mà Viettel đã làm.

4.1.4.Tăng đầu tư các đại lý, cơ sở vật chất các điểm tiếp xúc thương hiệu.

Hiện nay các chi nhánh của Viettel chưa thật sự rộng rãi tại các thành phố lớn cũng như các tỉnh trên cả nước.So với các đối thủ cạnh tranh như Beeline thì họ đang mở các đại lý và phân bố rộng rãi để có thể gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu với khách hàng.Chính vì vậy mà Viettel cũng cần gia tăng các đại lý để có thể tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn để luôn củng cố thương hiệu Viettel trong tâm trí khách hàng.

4.2.Bổ sung nhiều dịch vụ gia tăng.

Từ phân tích của chương 3 thì hầu hết những người được hỏi đều chưa thỏa mãn với các dịch vụ giá trị gia tăng của Viettel.Do đó, việc mà Viettel cần làm đó là bố sung các dịch vụ gia tăng độc đáo và mang bản sắc của Viettel để khách hàng luôn được ấn tượng và nhớ tới thương hiệu của Viettel.

Một trong những hạn chế khi các doanh nghiệp muốn nâng cao giá trị thương hiệu chính là vế nguồn lực cho hoạt động này cũng chưa đáp ứng đầy đủ.Một phần vì các trường đại học đào tạo kinh tế tại Việt Nam chưa thực sự đào tạo tốt về nhân lực cho quản trị thương hiệu và đây cũng là một ngành mới tại Việt Nam.Vì vậy mà Viettel nên hợp tác với một số trường đại học đào tạo về kinh tế như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương Mại để có thể có được nguồn lực về quản trị thương hiệu tốt.Bên cạnh đó thì công ty cũng cần thiết nên cho các nhân viên quản trị nhân lực của mình học thêm các khóa học liên quan tới phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

4.4.Một số giải pháp khác.

a. Tăng cường các ấn phẩm có liên quan về Viettel tới khách hàng: tạp chí, thông cáo tình hình hoạt động cũng như các dự định, họat động của Viettel

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của Viettel dựa trên đánh giá của khách hàng mục tiêu.doc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w