Phân phối theo lao động.

Một phần của tài liệu (X)_Chương 2 _3516 (Trang 41 - 42)

III. Đặc trưng của nền KT thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

a. Phân phối theo lao động.

- là hình thức phân phối cơ bản và chủ yếu nhất ở nước ta hiện nay. Phù hợp với các thành phần KT dựa trên chế độ sở hữu XH về TLSX như KT nhà nước, KT tập thể.. - Phân phối theo lao động là phân phối vật phẩm tiêu dùng cho những người lao động căn cứ theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đã cống hiến cho XH, không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo. Tuân theo nguyên tắc ai làm tốt hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, người có sức lao động không chịu làm không được hưởng. Ngoài ra, trong thực tế người ta còn căn cứ và điều kiện lao động, môt trường lao động để xây dựng chế độ phụ cấp cho một số ngành nghề.

- trên cơ sở chế độ công hữu về TLSX thì những người lao động có nghĩa vụ phải lao động và có quyền hưởng thụ kết quả của lao động. Và lao động là thước đo duy nhất để quyết định lợi ích KT của mỗi người. Vì thế căn cứ vào lao động để phân phối vật phẩm tiêu dùng cho các cá nhân.

- Do thực trạng nền KT nước ta hiện nay, LLSX chưa phát triển cao, năng suất lao động thấp, sản phẩm XH chưa nhiều. Vì thế chưa thể tiến hành phân phối theo nhu cầu.

- Hiện nay, lao động chưa trở thành nhu cầu tự nhiên của cuộc sống mà vẫn là nghĩa vụ. Vì thế phân phối theo lao động để khuyến khích người lao động. Trong thực tế nước ta, vẫn có sự khác nhau giữa những người lao động (lao động trí óc, chân tay, lành nghề, không lành nghề...) Trong điều kiện như vậy thì hình thức phân phối tương đối công bằng nhất là phân phối theo lao động.

* Tóm lại hình thức phân phối theo lao động là hình thức phân phối phù hợp với chế độ công hữu về TLSX và phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở nước ta hiện nay.

* Đánh giá:

- Ưu điểm: so với các chế độ tư hữu trước đây thì phân phối theo lao động là hình thức công bằng nhất so với các hình thức có trong lịch sử. Vì nó bảo vệ lợi ích của người lao động và thực hiện sự bình đẳng trong quan hệ sở hữu.

- Nhược điểm: chưa thực sự bình đẳng. Bởi phân phối theo lao động vẫn dựa trên nguyên tắc ngang giá mà chưa phải theo nhu cầu. Dựa vào cơ sở lao động của mỗi người, nhưng cơ sở ấy không phải là chung mà đồng nhất với mọi người. Cụ thể khả năng lao động của mỗi người là rất khác nhau. Mặt khác, hoàn cảnh gia đình mỗi người lao động khác nhau cho nên mức hưởng cuối cùng khác nhau mặc dù lao động là ngang nhau.

* Tác dụng: làm cho người lao động luôn quan tâm đến kết quả lao động, khuyến khích nâng cao năng suất, làm cho nền SX phát triển, làm cho người lao động gắn bó, yên tâm với nghề nghiệp, góp phần vào mục tiêu công bằng XH, giáo dục quan điểm thái độ và kỉ luật trong lao động.

Một phần của tài liệu (X)_Chương 2 _3516 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)