II. Những nhiệm vụ KT cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
4. Mối quan hệ giữa các thành phần KT:
- 6 thành phần KT kể trên giữa chúng có mối quan hệ vừa thống nhất những lại vừa mâu thuẫn với nhau.
* Thống nhất:
- cả 6 thành phần trên đều hoạt động trong cùng 1 hệ thống phân công lao động XH, sự hoạt động của mỗi thành phần đều hướng vào thực hiện mục tiêu chung, đó là thỏa mãn nhu cầu của Sx và tiêu dùng của toàn XH và nhu cầu của xuất khẩu.
- đều chải chịu sự quản lí thống nhất của nhà nước XHCN Việt Nam.
- đều chịu sự tác động của các qui luật KT trong nền KT thị trường ở nước ta hiện nay.
- xét về lợi ích lâu dài thì có sự khác nhau và mâu thuẫn lẫn nhau giữa các thành phần. Vd: giữa KT XHCN và KT TB tư nhân. KT TBTN mục địch vì lợi nhuận, vì giá trị thặng dư, vì lợi ích cá nhân. KT XHCN mục đich vì XH, vì nhu cầu cần thỏa mãn nhu cầu của các thành viên trong XH. Tuy nhiên đây là mâu thuẫn trong nội bộ nền KT, để giải quyết mâu thuẫn này thì phải tìm cách phát triển mạnh mẽ LLSX, đẩy nhanh quá trình XH hóa SX.
I. CNH-HĐH.
* CNH gắn liền với HĐH là bước đi tất yếu từ SX nhỏ sang SX lớn. Đó là quá trình cải tạo toàn bộ nên KTQD dựa trên việc ứng dụng triệt để những tiến bộ của KHKT công nghệ. Vì thế CNH không chỉ liên quan và giới hạn trong phạm vi công nghiệp mà là quá trình diễn ra trong toàn bộ nền KTQD. Đây là 1 cuộc CM về LLSX để làm thay đổi 1 cách căn bản mặt kĩ thuật công nghệ SX để từ đó thực hiện tăng năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình XH hóa SX cả về mặt KT lẫn kĩ thuật.
* CNH-HĐH ở Việt Nam.
- đó là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, là quá trình biến 1 nước nông nghiệp lạc hậu thành 1 nước công nghiệp hiện đại. Trong điều kiện ngày nay, đó là việc áp dụng những thành tựu mới nhất của KHCN hiện đại vào SX. Phải biết lợi dụng ưu thế của những nước đi sau, để rút ngắn sự chênh lệch về trình độ giữa nước ta và các nước trong khu vực, và các nước trên thế giới.
- Vì thế, trong tình trạng hiện nay CNH phải gắn liền với HĐH. Đại hội giữa nhiệm kì khóa 7, Đảng nêu quan niệm về CNH-HĐH ở nước ta như sau:
"CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động SX kinh doanh, dịch vụ và quản lí KT từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dung 1 cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ KHCN, tạo ra năng suất lao động XH cao."
* Tính tất yếu khách quan của CNH-HĐH:
- đây con đường tất yếu mà các nước lạc hậu về KT phải trải qua để XD cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Nước ta là 1 nước nông nghiệp lạc hậu, chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH hầu như chưa có gì. Vì vậy nước ta phải xây dựng mới từ đầu thông qua quá trình CNH-HĐH.
- thực trạng KT-Xh nước ta hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết. Nước ta vẫn là nước có nền SX nông nghiệp nhỏ, còn dấu vết của nền KT SX tự cung tự cấp. Tỉ trọn nông nghiệp trong GDP > 20%.
- cơ cấu KT nước ta mất cân đối nghiêm trọng: giữa các ngành (CN-NN), giữa nội bộ các ngành (trồng trọt - chăn nuôi).
- cơ chế cũ chưa được xóa bỏ triệt để, cơ chế mới đang trong giai đoạn hình thành thử nghiệm.
- thực trạng trên dẫn đén tình hình KT nước ta năng suất thấp, sản phẩm XH chưa dồi dào, thu nhập quốc dân thấp, tịch lũy chưa đáng kể, vì vậy quá trình CNH-HĐH có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển KT nước ta. Ngay từ ĐH Đảng 3 (1960) và sau này qua nhiều kì ĐH, Đảng ta đã xác định CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.