ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2011-

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế quốc tế: Bài 4 – ThS. Phan Thế Công (Trang 45 - 47)

d. Những hạn chế

4.3.3. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2011-

2011-2020

• Gắn kết lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với tiến trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nói chung và lộ trình hội nhập nói riêng; • Tiếp tục ủng hộ hệ thống thương mại đa phương nói chung và tích cực tham gia

Vòng đàm phán Đô ha của WTO, cũng như các vòng đàm phán Đa phương tiếp theo nói riêng;

• Thực hiện đầy đủ Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020. Chủ động tham gia FTA một cách chọn lọc để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của nền kinh tế. Đảm bảo mức độ hội nhập các FTA phải cao hơn và sâu hơn đáng kể so với hội nhập WTO.

• Tăng cường hội nhập kinh tế trong khuôn khổ ASEAN nhằm xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, tạo sự bổ sung và hỗ trợ với các khuôn khổ đa phương và song phương nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của nền kinh tế.

• Tiếp tục tổ chức thực hiện và phối hợp tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả

các cam kết quốc tế về thương mại và đầu tư, trước hết là các cam kết trong khuôn khổ WTO, ASEAN, ASEAN+ và các cam kết song phương khác.

• Cắt giảm thuế quan: Xóa bỏ phần lớn, thậm chí là 100% số dòng thuế, trong đó xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực với tỉ lệ rất cao.

• Các biện pháp SPS, TBT: Siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ

thuật, tăng cường minh bạch hóa.

• Dịch vụ & Đầu tư: Đàm phán mở cửa thị trường theo phương thức tiếp cận chọn bỏ, tăng cường bảo vệ nhà đầu tư thông qua việc thiết lập các yêu cầu mới (chẳng hạn như: tiêu chuẩn đối xử tối thiểu, chính sách chỉ tiến không lùi v.v…); áp dụng cơ chế

giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư ở phạm vi rộng (bao hàm cả giai

• Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn nhiều so với mức trong WTO.

• Mua sắm Chính phủ: Tăng cường cạnh tranh, mở cửa thị trường đối với lĩnh vực mua sắm công.

• Các vấn đề lao động, môi trường: quyền tự do lập hội (nghiệp đoàn), quyền đàm phán tập thể của người lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, quy định cấm khai thác lao động trẻ em, quy định không phân biệt đối xử trong lực lượng lao động; gắn bảo vệ môi trường với thương mại và đầu tư.

• Doanh nghiệp nhà nước (SOE): Minh bạch hóa giao dịch của doanh nghiệp nhà nước, không ưu ái doanh nghiệp nhà nước gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp tư nhân.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế quốc tế: Bài 4 – ThS. Phan Thế Công (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)