Phân tích
Khi làm câu hỏi lí thuyết cần xác định rõ đề hỏi “chọn đúng” hay “chọn sai”.Thực tế qua nhiều kì thi cho thấy nhiều bạn đã phải trả giá đắt vì chót “ nhầm nhọt sang trồng trọt” rồi đấy !!!
Một số tính chất vật lí quan trọng của kim loại kiềm: (1) Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. (2) Dẫn điện tốt.
Nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp. Nguyên nhân:
- Có mạng tinh thể lập phương tâm khối ( kiểu mạng rỗng).
- Liên kết kim loại ( lực hút giữa các e tự do trong mạng với các ion dương tại nốt mạng) yếu do mật độ e trong mạng thấp.
Trạng thái tự nhiên ( cách thức tồn tại trong tự nhiên) của kim loại kiềm. Do có tính khử cực mạnh mà môi trường tự nhiên lại có nhiều chất oxi hóa →trong tự nhiên không có đơn chất kim loại kiềm mà chỉ có các hợp chất của kim loại kiềm.Thí dụ nước biển chứa cực nhiều NaCl , hay quạng sinvinit chứa KCl.NaCl…
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm.
(1) Do đứng đầu các chu kì →Các kim loại kiềm có điện tích hạt nhân nhỏ nhất →Có bán kính lớn nhất →Có độ âm điện (hiểu đơn giản lực hút giữ hạt nhân với các e lớp ngoài cùng khi liên kết) nhỏ nhất →dễ mất e nhất →Các kim loại kiềm là nguyên tố có tính khử mạnh nhất trong một chu kì. (2) Đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, số lớp e tăng lên khi chuyển từ nguyên tố này sang nguyên tố khác →bán kính nguyên tử tăng dần →độ âm điện giảm dần → Tính khử của các nguyên tố tăng dần →khả năng , tốc độ phản ứng của các nguyên tố trong nhóm tăng dần. Đây là các kiến thức cơ sở rất quan trọng đã được học ở lớp 10, xong nhiều em do khi học không hiểu nguồn gốc, bản chất của vấn đề nên đi thì những câu kiểu này là “ngọn núi Thái Sơn” khó vượt qua!!!
Từ sự phân tích trên →Đáp án câu này là Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.
Bài 67: Cho các thí nghiệm sau: (a) Đốt khí H2S trong O2 dư
(b) Nhiệt phân KClO3 (xúc tác MnO2) (c) Dẫn khí F2 vào nước nóng
(e) Khí NH3 cháy trong O2
(g) Dẫn khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Phân tích
Trong quá trình ôn tập với các câu hỏi lí thuyết, những vấn đề nào liên quan mà không nhớ hoặc chưa biết thì ngay lập tức dùng SGK đọc lại ngay , tổng hợp và ghi chép lại.Mỗi đề thi có khoảng từ 20 – 25 câu hỏi lí thuyết liên quan đến tất cả các vấn đề trong SGK của 3 lớp 10,11,12.Vì vậy trong toàn bộ quá trình luyện thi các em chỉ cần làm khoảng 20 đề thi với cách học như đã nói ở trên thì có thể khẳng định em sẽ nắm được 100% kiến thức lí thuyết trong đề thi →Giúp em lấy được một phần lớn điểm bài thi (4-5 điểm lí thuyết) trong khi các “đối thủ” khác lại “bỏ qua” vì “ngại” học lí thuyết.
Một số phản ứng quan trọng liên quan đến bài đang xét: (1) H2S + O2(thiếu) t0 S↓ (vàng) + H2O (2) H2S + O2(dư) t0 SO2 ↑ + H2O (3) KClO3 t0 KClO4 + KCl (4) KClO3 0 2 t ;xt;MnO O2 ↑ + KCl (5) 2F2 + 2H2O t0 4HF + O2 ↑ (6) P +O2(thiếu) t0 P2O3 (7) P +O2(dư) t0 P2O5 (8) NH3 + O2 0 t N2 + H2O (9) NH3 + O2 0 t N2 + H2O (10) NH3 + O2 85 C0 Pt NO + H2O
(11) CO2 + H2O + Na2SiO3 →Na2CO3 + H2SiO3 ↓ (keo, ko tan) ( axit silixic H2SiO3 là axit cực yếu và kém bền)
Bài 68: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit
B. Tất cả các phản ứng của lưu huỳnh với kim loại đều cần đun nóng