Dung dịch Al2(SO4)3 D Dung dịch CH3COONa

Một phần của tài liệu Tổng Hợp Lý Thuyết Hóa Vô Cơ Lớp 12 (Trang 39 - 41)

(Trích Câu 57- Mã đề 516 – CĐ khối A – 2010)

•Sự thủy phân của muối là sự phân hủy của muối dưới tác dụng của nước. •Bản chất của sự thủy phân muối là phản ứng trao đổi của muối với nước ⇒Về mặt tổng quát, chỉ muối nào phản ứng với nước thõa mãn điều kiện của phản ứng trao đổi thì muối bị thủy phân.

•Kinh nghiệm :

Loại muối tạo ra từ Thủy phân Đặc điểm của dung dịch

Môi trường pH Chú ý

A.mạnh- B.mạnh Không thủy phân Trung Tính pH= 7 Trừ muối Hiđro sunfat luôn có môi trường axit mạnh

A.mạnh- B.Yếu Có thủy phân axit pH < 7 Làm quỳ hóa hồng

A.yếu- B.mạnh Có thủy phân Bazơ pH > 7 Làm quỳ hơi hóa xanh

A.yếu- B.mạnh Có thủy phân Gần như là

trung tính

pH ≈7 Không làm thay đổi màu chất chỉ thị

•Đặc điểm của sự thủy phân: sự thủy phân của muối là một quá trình thuận nghịch.Điều này có nghĩa là, khi hòa tan muối vào nước thì chỉ có một lượng nhỏ muối bị thủy phân.

Bài giải

Theo phân tích ở trên ⇒dung dịch có pH > 7 là dung dịch CH3COONa : CH3COONa + HOH  CH3COOH + NaOH

⇒chọn D.

Bài 40: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 2 B. 3 C. 5 D. 4

(Trích Câu 3- Mã đề 182 – CĐ khối A – 2009)

Cần biết

Một chất muốn vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa thì chất đó phải hoặc chứa nguyên tố hiện đang có số oxi hóa trung gian (Hay gặp : Phi kim : Cl2,

Br2, I2, S,N2,P,C. Hợp chất : Các hợp chất Fe2+, Các hợp chất Cr2+, Cr3+, SO2.) Hoặc chất đó chứa đồng thời một nguyên tố có số tính oxi hóa ( thường là nguyên tố đang ở trạng thái oxi hóa cao nhất) và một nguyên tố có có tính khử ( thường là nguyên tố đang ở trạng thái oxi hóa thấp nhất)

Bài giải

Theo phân tích trên ⇒ các chất có cả tính oxi hoá và tính khử là: FeCl2, Fe(NO3)2, FeSO4. Fe(NO3)3 , FeCl3⇒Chọn C.

Bài 41: Cho các cân bằng sau:

(1) 2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k)

(2) N2(k) + 3H2(k)  2NH3(k)

(3) CO2(k) + H2(k)  CO(k) + H2O(k)

(4) 2HI  I2(k) + H2(k)

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là

A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4). và (4).

(Trích Câu 7- Mã đề 182 – CĐ khối A – 2009)

Cần biết

•Khi một hệ đang ở trạng thái cân bằng, chỉ khi có tác động từ bên ngoài vào cân bằng ( thay đổi nhiệt độ nồng độ hoặc áp suất) thì cân bằng mới bị phá vỡ và dịch chuyển theo nguyên lí : chiều dịch chuyển bên trong cân bằng đối lập với sự tác động từ bên ngoài.

•Các thao tác xác định chiều dịch chuyển của cân bằng .

- Bước 1: Xác định yếu tố bên ngoài cũng như chiều tác động vào cân bằng ( yếu tố này chính là câu đẫn của đề bài. Ví dụ khi giảm áp suất…..

Một phần của tài liệu Tổng Hợp Lý Thuyết Hóa Vô Cơ Lớp 12 (Trang 39 - 41)