GV đọc các bài viết hay cho cả lớp nghe Lắng nghe Chuẩn bị: Luyện tập báo cáo thống kê

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn Giáo án buổi sáng lớp 5 - Tuần 4 (Trang 34 - 39)

- Chuẩn bị: Luyện tập báo cáo thống kê

- Nhận xét tiết học

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNGI. Mục tiêu I. Mục tiêu

- HS biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. Các bài tập cần làm: Bài 1 – 2 – 3 trang 22.

- Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến tỉ lệ. Bài tập cần làm: Bài 1,2,3 - Giáo dục HS yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế.

II. Phương tiện dạy học:

- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ - Học sinh: Vở bài tập, SGK, nháp

III. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Ổn định : - Hát

2. Bài cũ: Luyện tập

- Kiểm tra cách giải các dạng toán liên quan đến

- 2 học sinh

- HS sửa bài 4/21 (SGK) Tóm tắt

Mỗi bao 50 kg : 300 bao Mỗi bao 75 kg : …….. bao?

- Lần lượt HS nêu tóm tắt - Sửa bài giải

Xe tải có thể chở được số kg gạo là: 50 300 = 15 000 (kg)

Xe tải có thể chở được số bao gạo 75 kg là:

15 000 : 75 = 200 (bao)

Đáp số : 200 bao.

- Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét

3. Bài mới :

*Giới thiệu bài : Luyện tập chung.

a) Hướng dẫn học sinh giải các bài toán liên quan đến tỷ số và liên quan đến tỷ lệ. Học sinh nắm được các bước giải của các dạng toán trên

Bài 1: - 2 học sinh đọc đề

- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm hiểu các nội dung:

- Phân tích đề và tóm tắt - Tóm tắt đề + Tổng số nam và nữ là 28 HS

+ Tỉ số của số nam và số nữ là 5 2

- Phân tích đề - Học sinh nhận dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số”

- Nêu phương pháp giải - Lần lượt học sinh nêu công thức dạng Tổng và Tỉ

- Làm bài – Học sinh sửa bài - GV nhận xét chốt cách giải Kết quả

Tổng số phần bằng nhau: 2 + 5 = 7 (phần) Số học sinh nam là: 28 : 7 2 = 8 (hs) Số học sinh nữ là: 28 – 8 = 20 (hs) Đáp số : 8 học sinh nam 20 học sinh nữ. b) Thực hành Bài 2

- GV gợi mở để đưa về dạng “Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”

- Lần lượt học sinh phân tích và nêu cách tóm tắt (bằng sơ đồ đoạn thẳng). HS giải

giải Chiều rộng mảnh đất là: 15 : ( 2 – 1 ) 1 = 15 (m) Chiều dài mảnh đất là: 15 2 = 30 (m) Chu vi mảnh đất là: ( 30 + 15 ) 2 = 90 (m) Đáp số : 90 m. - Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét

Bài 3 - Học sinh đọc đề - Phân tích đề,tóm tắt

và chọn cách giải

- Học sinh giải – Sửa bài

100 km so với 50 km thì gấp số lần l : 100 : 50 = 2 (lần)

Nếu ô tô đi 50 km thì tiu thụ hết số lít xăng là :

12 : 2 = 6 (lít)

Đáp số : 6 lít xăng.

- Giáo viên chốt lại các bước giải của bài

Bài 4:

- Lớp nhận xét.

- Học sinh đọc, phân tích đề. - Tìm cách giải

Giải

Số bộ bàn ghế cần phải đóng: 12 x 30 = 360 (bộ)

Thực tế, số ngày để hoàn thành kế hoạch là:

360 : 18 = 20 (ngày) Đáp số : 20 ngày

4. Củng cố - dặn dò:

- Học sinh nhắc lại cách giải dạng toán vừa học

- Chuẩn bị: Ôn bảng đơn vị đo độ dài - Nhận xét tiết học

ĐỊA LYSÔNG NGÒI SÔNG NGÒI

(GDMT- liên hệ; GD BĐKH - Bộ phận) I. Mục tiêu

- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam : + Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa.

+ Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống : bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện, …

- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp. Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thi Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ). Học sinh học tốt giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc. Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta : mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước song thường có lũ lụt gây thiệt hại.

*GD TKNL: Sông ngòi nước ta là nguồn thủy điện lớn

*GDBVMT: Nhận thức được vai trò to lớn của sông ngòi và ý thức được việc bảo vệ nguồn nước sông ngòi, trồng cây gây rừng để tránh lũ do nước sông dâng cao.

* GD BĐKH: Sông ngòi có vai trò quan trọng trong đời sống con người nhưng hơi nước từ sông ngòi là tác nhân chính tạo nên " Hiệu ứng nhà kính tự nhiên".

II. Phương tiện dạy học:

- GV: Hình SGK phóng to - Bản đồ tự nhiên.

- HS: Tìm hiểu trước về đặc điểm của một số con sông lớn ở Việt Nam.

III. Tiến trình dạy học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định: - Hát

2. Bài cũ: Khí hậu

- Nêu câu hỏi

+ Trình bày sơ nét về đặc điểm khí hậu nước ta?

- HS trả lời (kèm chỉ lược đồ, bản đồ) + Nêu lý do khiến khí hậu Nam -Bắc khác

nhau rõ rệt?

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất của nhân dân ta?

- GV nhận xét. Đánh giá

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

- Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Tiết địa lý hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

Bài m ới : Sông ngòi

- HS nghe

* Hướng dẫn tìm hiểu bài:

1 . Nước ta có mạng lưới sông ngòi dàyđặc đặc

Hoạt động 1: (làm việc cá nhân hoặc theo

cặp)

- Hoạt động cá nhân, lớp

+ Bước 1:

- Phát phiếu học tập - Mỗi HS nghiên cứu SGK, trả lời: + Nước ta có nhiều hay ít sông? - Nhiều sông

+ Kể tên và chỉ trên lược đồ H.1 vị trí một số con sông ở Việt Nam ? Ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn nào ?

- Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Cầu, sông Thái Bình …

- Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai …

- Miền Trung có sông nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc lớn hơn cả là sông Cả, sông Mã, sông Đà Rằng

+ Vì sao sông miền Trung thường ngắn và dốc ?

- Vì vị trí miền Trung hẹp, núi gần biển.

+ Bước 2: - Học sinh trình bày

- Sửa chữa và giúp hs hoàn thiện câu trả lời - Chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các con sông chính.

- GV Chốt ý: Mạng lưới sông ngòi nước ta

dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước.

- HS lặp lại

2 . Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa .

* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)

- Hoạt động nhóm, lớp

+ Bước 1: Phát phiếu giao việc

- Hoàn thành bảng sau:

- HS đọc SGK, quan sát hình 2, 3, thảo luận và trả lời:

Chế độ nước sông Thời gian (từ tháng… đến tháng…) Đặc điểm

Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất

Mùa lũ Mùa cạn

+ Bước 2:

- Sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày. - GV Chốt ý: “Sự thay đổi chế độ nước theo

mùa do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên, gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất về giao thông trên sông, hoạt động của nhà máy thủy điện, mùa màng và đời sống đồng bào ven sông”.

- Nhóm khác bổ sung. - HS lặp lại

- Màu nước sông mùa lũ mùa cạn như thế nào ? Tại sao ?

- Thường có màu rất đục do trong nước có chứa nhiều bùn, cát (phù sa) vào mùa lũ. Mùa cạn nước trong hơn.

- GV chốt ý: 3/4 diện tích đất liền nước ta

là đồi núi, độ dốc lớn. Nước ta lại có nhiều mưa và mưa lớn tập trung theo mùa, đã làm cho nhiều lớp đất trên mặt bị bào mòn đưa xuống lòng sông làm sông có nhiều phù sa song đất đai miền núi ngày càng xấu đi. Nếu rừng bị mất thì đất càng bị bào mòn

mạnh.

3. Vai trò của sông ngòi

* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)

- Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp?

- Vậy sông ngòi có những vai trò gì?

- Đồng bằng Bắc Bộ: sông Hồng – đồng bằng Nam Bộ: sông Cửu Long.

- Bồi đắp nên nhiều đồng bằng, cung cấp nước cho đồng ruộng và là đường giao thông quan trọng, cung cấp nhiều tôm cá và là nguồn thủy điện rất lớn.

- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam:

+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng.

+ Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình và Trị An.

- GV tóm ý kết luận: sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cho ta nhiều thủy sản.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn Giáo án buổi sáng lớp 5 - Tuần 4 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w