Hoàn thiện pháp luật về tổ chức,hoạt động của cơ quan thi hành án.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tòa án và trọng tài thương mại (Trang 38 - 39)

- Với trọng tài nước ngoài.

4.Hoàn thiện pháp luật về tổ chức,hoạt động của cơ quan thi hành án.

Pháp lệnh trọng tài thương mại đã khẳng định vai trò quan trọng của cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình trọng tài. Cụ thể, cơ quan thi hành án có hai nhiệm vụ lớn sau đây :

- Thi hành quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 34). Theo quy định này, sau khi thẩm phán ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh này thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Pháp luật về thi hành án dân sự.

- Thi hành các quyết định của trọng tài (Điều 57). Theo đó, sau 30 ngày kể từ ngày hết hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành cũng không hủy bỏ quyết định trọng tài thì bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn gửi cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành để cưỡng chế thi hành. Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Tòa án không hủy quyết định trọng tài có hiệu lực.

Như vậy, từ ngày 01.07.2003, cơ quan thi hành án có thêm nhiệm vụ mới là thi hành quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và thi hành các phán quyết của trọng tài thương mại. Nhiệm vụ này càng trở nên nặng nề đối với đội ngũ chấp hành viên khi số lượng các vụ việc mà cơ quan thi hành án phải đảm nhận tăng lên một cách nhanh chóng trong thời gian qua. Trên thực tế, thi hành án ở Việt Nam lại là một vấn đề không hề đơn giản. Tình hình thi hành án ở Việt Nam rất chậm và còn nhiều khó khăn, bất cập.Vì vậy, để các cơ quan thi hành án nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó có việc bảo đảm thi hành các phán quyết trọng tài theo pháp lệnh mới thì bên cạnh việc tháo gở các vướng mắc về mặt pháp lý liên quan thi hành án còn phải không ngừng nâng cao tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án. Cụ thể là :

- Tăng cường đội ngũ chấp hành viên nhằm đáp ứng nhiệm vụ mới.

- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho cơ quan thi hành án và chế độ đối với chấp hành viên.

Mặt khác, Pháp lệnh trọng tài thương mại chỉ quy định chung chung “trình tự thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật về thi hành án dân sự còn nhiều bất cập, vướng mắc gây khó khăn cho hoạt động thi hành án thời gian qua, như cơ chế quản lý nhà nước về thi hành án, tổ chức, bộ máy thi hành án,việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Vì vậy, để đảm bảo thi

hành hiệu quả quyết định của Trọng tài thương mại cũng như bản án, quyết định của tòa án thì việc hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tòa án và trọng tài thương mại (Trang 38 - 39)