Sự kiểm tra, giám sát của tòa án đối với trọng tài.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tòa án và trọng tài thương mại (Trang 26 - 27)

- Với trọng tài nước ngoài.

2. Sự kiểm tra, giám sát của tòa án đối với trọng tài.

· Kiểm tra hiệu lực của quyết định trọng tài.

Theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại,ngoài chức năng hỗ trợ, tòa án còn có chức năng giám sát đối với trọng tài trong quá trình tố tụng. Một trong những biểu hiện của việc kiểm tra, giám sát này đó là việc pháp luật đã trao cho tòa án thẩm quyền kiểm tra hiệu lực của phán quyết trọng tài, cụ thể tòa án có thẩm quyền xem xét hủy quyết định trọng tài trong những điều kiện và lý do mà luật đã quy định.

Theo quy định tại Điều 50 Pháp lệnh trọng tài thương mại : “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu hủy quyết định trọng tài”. Pháp lệnh cũng quy định trình tự, thủ tục mà tòa án xem xét yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Theo đó, sau khi thụ lý yêu cầu hủy quyết định trọng tài, Tòa án phải thông báo cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong trường hợp vụ tranh chấp do Trung tâm trọng tài giải quyết thì khi nhận được thông báo của tòa án, Trung tâm trọng tài phải chuyển hồ sơ cho tòa án. Chánh án tòa án thụ lý yêu cầu sẽ chỉ định một Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm chủ toạ và phải mở phiên tòa để xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Phiên tòa được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét xử không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra các giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài, đối chiếu quyết định trọng tài với những trường hợp mà Pháp lệnh đã quy định làm căn cứ để hủy quyết định trọng tài. Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài. Trong trường hợp Hội đồng xét xử hủy quyết định trọng tài, nếu không có thỏa thuận khác thì các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại tòa án. Trong trường hợp Hội đồng xét xử không hủy quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành theo quy định của Pháp lệnh.

Ngoài ra, Pháp lệnh trọng tài thương mại còn quy định cụ thể căn cứ để tòa án dựa vào đó mà xem xét hủy hay không hủy quyết định trọng tài. Theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh thì tòa án sẽ ra quyết định hủy quyết định trọng tài nếu như bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây :

• Không có thỏa thuận trọng tài;

• Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo quy định;

• Thành phần Hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên;

• Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trong

trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì phần quyết định này bị hủy.

• Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp

có trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ trọng tài viên;

• Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, nhìn chung các trường hợp hủy quyết định trọng tài theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại là phù hợp với Luật mẫu của UNCITAL và thông lệ Quốc tế.

Như đã nêu ở phần trước, ngày 14.09.1995, Uy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam quy định các thủ tục và quy định liên quan đến việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên, do đây là một vấn đề còn rất mới mẻ đối với thực tiễn của Việt Nam nên trong thời gian qua, lại thiếu các quy định cụ thể hướng dẫn thi hành đã khiến cho phạm vi áp dụng các quy định của pháp lệnh này còn rất hạn chế. Theo thống kê , từ năm 1995 đến năm 2002 Tòa án của Việt Nam mới chỉ thụ lý xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 8 đơn xin công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài (3 vụ do Trọng tài Nga xét xử; 1 vụ do Trọng tài Hồng Kông; 1 vụ do Trọng tài quốc tế Paris; 2 vụ do Trọng tài Australia; 1 vụ do Trọng tài Thuỵ Sĩ).

Sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01.01.2005, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài hết hiệu lực. Các nội dung liên quan của Pháp lệnh được đưa vào Phần thứ sáu của Bộ luật Tố tụng dân sự về Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài.

Các nguyên tắc chung của việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 cũng giống như các nguyên tắc đã được ghi nhận trong Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995. Riêng phạm vi các quyết định của trọng tài nước ngoài đã được Bộ luật Tố tụng dân sự mở rộng so với Pháp lệnh 1995 bao gồm các quyết định liên quan tới các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại và lao động. Pháp lệnh 1995 chỉ quy định về các quan hệ pháp luật thương mại.

Về thủ tục và trình tự xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài cũng như các trường hợp quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 nhìn chung vẫn không có gì thay đổi so với quy định của Pháp lệnh 1995. Khi giải quyết yêu cầu công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam tòa án không xem xét nội dung, bản chất tranh chấp mà chỉ xem xét về hình thức chủ yếu liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền của trọng tài nước ngoài, thủ tục tố tụng trọng tài nước ngoài. Quyết định của trọng tài nước ngoài được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành có hiệu lực pháp luật như quyết định của tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo tục thi hành án dân sự. Việc xem xét các đơn yêu cầu của các bên được thi hành trong quyết định của trọng tài nước ngoài của tòa án Việt Nam được coi là khá thuận lợi vì các thủ tục khá chi tiết đã được nêu trong Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài 1995 trước đây (đã hết liệu lực từ 01.01.2005) và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (có hiệu lực từ 01.01.2005). Hơn nữa, tòa án Việt Nam không phải xem xét các vấn đề về nội dung vụ kiện, ai đúng, ai sai, quyết định của trọng tài nước ngoài là chính xác hay không mà chỉ xem xét về mặt hình thức của quyết định trọng tài nước ngoài chủ yếu liên quan tới hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và việc có hay không vi phạm về thủ tục tố tụng. Nếu hai bên tranh chấp có một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và các thủ tục tố tụng trọng tài được tuân thủ thì hầu như chắc chắn quyết định của trọng tài nước ngoài sẽ được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Các quyết định của trọng tài nước ngoài không được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành trong thời gian vừa qua chủ yếu là do vấn đề về thẩm quyền ký kết, bên phải thi hành đã phá sản hay giải thể hoặc đã có hành vi vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tòa án và trọng tài thương mại (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w