Những nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tòa án và trọng tài thương mại (Trang 35 - 36)

- Với trọng tài nước ngoài.

1. Những nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài.

ở Việt Nam

1. Những nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữatòa án và trọng tài. tòa án và trọng tài.

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại nói chung, pháp luật về mối quan hệ

giữa tòa án và trọng tài thương mại nói riêng phải chú ý đến việc áp dụng đúng đắn “Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế”, vận dụng kinh nghiệm về trọng tài của các nước có tính đến điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán trong thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc . Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại nói chung và về mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài thương mại nói riêng cũng phải trên cơ sở bám sát và thể hiện được quan điểm này của Đảng. Theo quan điểm này, pháp luật về trọng tài thương mại cần phải được xây dựng theo nguyên tắc chung về trọng tài trên thế giới có tính đến đặc thù của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay mà điểm đặc trưng cơ bản nhất của nó là tính quá độ và tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Pháp luật về trọng tài thương mại cần tiếp thu những điểm hợp lý và phổ biến của pháp luật mộtsố nước, đặc biệt là các nước trong khu vực và xu thế phát triển của trọng tài hiện nay trên thế giới. Nhưng quy định tố tụng của trọng tài quốc tế (như Luật mẫu UNCITRAL, Quy tắc tố tụng ICC) cần được vận dụng có chọn lọc nhằm bảo đảm có sự tương đồng giữa trọng tài Việt Nam và trọng tài các nước, tạo điều kiện hấp dẫn hơn cho trọng tài Việt Nam, khuyến khích các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nước ngoài chọn các tổ chức trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này sẽ từng bước góp phần đảm bảo cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam. Cũng theo yêu cầu của nguyên tắc này, các quy định có tính chất nền tảng, thể hiện bản chất của trọng tài như việc giải quyết bằng trọng tài phải dựa trên thỏa thuận trọng tài; trọng tài chỉ xét xử một lần; vai trò hỗ trợ, giám sát của tòa án đối với trọng tài;… nhất thiết phải được ghi nhận chính thức trong các văn bản pháp luật về trọng tài, còn các vấn đề khác, không có tính chất nền tảng, quyết định bản chất của trọng tài thì có thể được quy định dựa trên cơ sở có tính đến hoàn cảnh có tính chất đặc thù của nền kính tế – xã hội nước ta. Ví dụ, ở nhiều nước, điều kiện để trở thành trọng tài viên là vấn đề không mấy quan trọng, do đó, thường không được ghi nhận trong pháp luật về trọng tài (chọn ai là việc của đương sự, nhà nước không can thiệp vào việc này bằng các tiêu chuẩn mà người làm trọng tài viên phải có). Trong khi đó, ở nước ta, xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế còn yếu kém, đội ngũ các nhà thương nhân có thể tham gia công tác trọng tài chưa được hình thành, do đó để tạo thuận lợi cho các bên tranh chấp có thể lựa chọn được trọng tài viên một cách nhanh chóng và có chất lượng, pháp lệnh về trọng tài thương mại đã quy định về tiêu chuẩn của trọng tài viên. Việc làm này là hoàn toàn hợp lý vì không những phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam mà còn không trái với các quy định có tính chất thông lệ của trọng tài trên thế giới.

Thứ hai, việc điều chỉnh pháp lý đối với mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài thương mại cần

phải nhắm đến việc đảm bảo tính đa dạng của các hình thức giải quyết tranh chấp, quyền của các nhà kinh doanh được tự do lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp, trong đó có hình thức trọng tài. Phải có quan điểm đúng đắn về vai trò, vị trí của tòa án và trọng tài trong hệ thống cơ quan tài phán kinh tế, tránh trường hợp bên trọng bên khinh.

Tòa án và trọng tài là hai hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc xem xét và quy định một cách tách biệt giữa tòa án và trọng tài trong pháp luật nước ta một thời gian dài trước đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm sút tính hấp dẫn, và hoạt động không hiệu quả của trọng tài thương mại. Hơn nữa,

thực tế vừa qua cũng cho thấy, việc hoạt động không hiệu quả của trọng tài đã dẫn đến tình trạng hoạt động giải quyết tranh chấp của tòa án quá tải, án ứ đọng nhiều, và cũng do thiếu cơ chế cạnh tranh dẫn đến thẩm phán không tự rèn luyện nâng cao trình độ. Trong một thời gian khá dài, các quy định pháp luật về tòa án và trọng tài thời gian qua đã không tạo ra một phương thức giải quyết tranh chấp thống nhất dẫn đến việc các bên tranh chấp tìm con đường khác để giải quyết tranh chấp của mình, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính chất lành mạnh của môi trường kinh doanh. Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra trong quá trình hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài là một mặt phải vừa đảm bảo được sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhà nước đối với trọng tài, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo được sự hỗ trợ cần thiết của nhà nước đối với hoạt động trọng tài. Sự kiểm tra, giám sát và hỗ trợ này không phải làm nhằm mục đích ngăn cản, trì hoãn hoạt động trọng tài mà mục đích là tạo điều kiện cho trọng tài hoạt động hiệu quả hơn. Nghị quyết 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị ngày 02.01.2002 đã chỉ rõ “ xây dựng cơ chế để nâng cao hiệu quả của các hình thức giải quyết tranh chấp như hoà giải, trọng tài nhằm góp phần xử lý đúng và nhanh chóng những mâu thuẫn, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và giảm nhẹ công việc cho tòa án và các cơ quan Nhà nước khác”. Việc nhìn nhận đúng đắn về vị trí, vai trò của tòa án và trọng tài trong hệ thống cơ quan tài phán kinh doanh sẽ tránh xảy ra trường hợp pháp luật quá đề cao vai trò của tòa án mà xem nhẹ vai trò của trọng tài khi điều chỉnh mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài.

Thứ ba, cần xác định rõ nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động trọng tài theo hướng rõ

ràng, phù hợp.

Hiện nay, đối với nước ta, vấn đề cần đặt ra là để tăng hiệu quả của sự quản lý Nhà nước thì Nhà nước nên quản lý trọng tài đến đâu và như thế nào. Xác định nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động trọng tài cần phải đảm bảo phù hợp với định hướng cải cách hành chính của Nhà nước, phù hợp với bản chất của trọng tài. Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp mang tính xã hội, trên cơ sở thỏa thuận của các bên tranh chấp. Vì vậy, quản lý Nhà nước phải đảm bảo các yêu cầu sau :

- Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động trọng tài mà chỉ tạo môi trường pháp lý tốt cho trọng tài hoạt động có hiệu quả. Ta có thể tham khảo kinh nghiệm của một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển, có truyền thống phát triển lâu đời về trọng tài phi chính phủ. Ở những nước này, Nhà nước không trực tiếp quản lý tổ chức và hoạt động của trọng tài mà chỉ gián tiếp thông qua một “bộ khung chuẩn về pháp luật” làm cơ sở cho trọng tài hoạt động. Còn việc trực tiếp quản lý tổ chức và hoạt động của trọng tài là do các hiệp hội thương mại, các tổ chức trọng tài đảm nhận.

- Chỉ có một cơ quan nhà nước duy nhất quản lý về trọng tài nhằm bảo đảm cho sự thống nhất quản lý Nhà nước đối với trọng tài.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tòa án và trọng tài thương mại (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w