Kết quả định lượng THSG trong mẫu dược liệu và mẫu cao lỏng hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế cao lỏng hà thủ ô đỏ chế và xây dựng một số tiêu chuẩn hóa học bằng phương pháp tlc uv (Trang 39 - 49)

ô đỏ chế

Áp dụng phương pháp đã xây dựng, tiến hành đánh giá hàm lượng THSG trong DL hà thủ ô đỏ chế và cao lỏng hà thủ ô chế. Kết quả định lượng THSG trong các mẫu thử được trình bày trong bảng 3.7:

Bảng 3.5. Kết quả định lượng THSG trong các mẫu thử

Mẫu thử DL hà thủ ô đỏ

chế Cao cồn 50% Cao nước

A Lần 1 0,257 0,407 0,125 Lần 2 0,257 0,407 0,122 y = 1.0128x - 0.0334 R² = 0.9719 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 0.50 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 Độ hấp thụ A Nồng độ Cđ (mg/ml) Đường chuẩn của THSG

32 Lần 3 0,259 0,409 0,122 Lần 4 0,259 0,409 0,110 Lần 5 0,259 0,409 0,110 TB 0,2582 0,4082 0,1178 Cđ (mg/ml) 0,2879 0,4360 0,1493 mTHSG (mg) 71,9787 109,0047 37,3223 HL% 0,79 1,08 0,36 Chú thích: A: độ hấp thụ quang Cđ: nồng độ THSG trong mẫu thử Cđ = 𝐴+0,0334 1,0128 (mg/ml)

mTHSG: lượng THSG trong mẫu thử (mg). HL%: Hàm lượng THSG trong mẫu thử.

Nhận xét: Lượng THSG trong các mẫu thử định lượng được khá cao: lượng THSG trong Hà thủ ô đỏ chế trên 70mg, lượng THSG trong cao chiết cồn 50% trên 100mg, lượng THSG trong cao chiết nước gần 40mg. Hàm lượng THSG trong mẫu Hà thủ ô đỏ sau chế biến là 0,79% thấp hơn hàm lượng THSG trong mẫu cao cồn 50% (1,08%) và cao hơn hàm lượng THSG trong mẫu cao nước (0,36%). Mẫu cao cồn 50% cho hàm lượng THSG cao hơn mẫu cao nước và mẫu dược liệu.

33

BÀN LUẬN

- Về điều chế cao lỏng, phương pháp chiết xuất là ngâm lạnh, đây là phương pháp đơn giản, thao tác dễ thực hiện, dễ nâng cấp quy mô. Dung môi điều chế được lựa chọn là EtOH có giá thành rẻ, dễ thu hồi giúp tiết kiệm dung môi và ít gây độc hại. So với phương pháp sắc thuốc truyền thống, ngâm ở nhiệt độ phòng thí nghiệm không gây phân hủy hoạt chất bị phân hủy với ở nhiệt độ cao; dung môi EtOH chiết được nhiều hoạt chất ít phân cực và ít hòa tan tạp chất (tinh bột, protein, …) hơn dung môi nước. Theo quy định về tiêu chuẩn cao lỏng trong DĐVN V [6], cao lỏng điều chế được đạt các chỉ tiêu về cảm quan màu sắc, thể chất, mùi vị.

- Về định tính bằng sắc ký lớp mỏng, hệ dung môi toluen: ethanol: acid acetic băng (8: 2: 0,5) đã tách được physcion, emodin và một số hoạt chất khác rõ nét hơn so với hệ dung môi pha động trong DĐVN V [6]. So với Dược điển Mỹ [29], chúng tôi đã sử dụng EtOAc là dung môi chuẩn bị mẫu chấm SKLM. Kết quả sắc ký đồ cho thấy EtOAc hòa tan nhiều hoạt chất trong các mẫu dược liệu và cao lỏng tốt hơn MeOH. Từ đó, chúng tôi đã lựa chọn sử dụng dung môi EtOAc cho bước chuẩn bị mẫu thử của phép phân tích định lượng THSG trong hà thủ ô đỏ chế và hai mẫu cao lỏng. So sánh sắc ký đồ của dược liệu sống và dược liệu chế, chúng tôi nhận thấy rằng các vết trong sắc ký đồ của hà thủ ô đỏ chế tách rõ nét hơn so với hà thủ ô đỏ chưa chế biến. Qua đây, có thể thấy rằng, chế biến hà thủ ô đỏ làm giảm tạp chất có trong dược liệu mà vẫn giữ được những hoạt chất có trong đó.

- Về kết quả định lượng THSG trong mẫu dược liệu hà thủ ô đỏ chế, cao cồn 50% và cao nước, mẫu hà thủ ô đỏ chế khảo sát đạt quy định về hàm lượng THSG trong Dược điển Trung Quốc [15] (hàm lượng THSG trên 0,7%). Mặt khác, hàm lượng THSG trong mẫu cao lỏng chiết bằng cồn 50% cao hơn hàm lượng THSG trong mẫu dược liệu. Điều này cho thấy, tỉ lệ dung môi: dược liệu, thời gian chiết, và số lần chiết ảnh hưởng tới nồng độ hoạt chất chiết được từ hà thủ ô đỏ chế. Hàm lượng THSG trong mẫu cao chiết cồn 50% cao hơn hàm lượng THSG trong

34

mẫu cao nước chứng tỏ THSG đã bị phân hủy trong quá trình chiết nước ở nhiệt độ cao.

35

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

A. Kết luận

Đã tiến hành điều chế cao lỏng từ hà thủ ô đỏ chế bằng phương pháp ngâm với dung môi EtOH 50% và sắc nước. Đã đánh giá các chỉ tiêu về cảm quan (thể chất, màu sắc, mùi vị) và tỉ trọng của hai mẫu cao lỏng.

Định tính được trong cao lỏng có 3 nhóm hoạt chất là anthraquinon, flavonoid, tanin bằng phản ứng hóa học. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng đã phát hiện emodin, physcion, THSG trong hà thủ ô đỏ sống, hà thủ ô đỏ chế, cao cồn 50% và cao nước.

Định lượng được THSG bằng phương pháp TLC – UV trong dược liệu hà thủ ô đỏ chế, cao cồn 50%, cao nước: hàm lượng THSG trong hà thủ ô đỏ chế là trên 0,7%, trong mẫu cao cồn 50% là trên 1,0% và trong mẫu cao nước là trên 0,3%.

B. Đề xuất

- Tiêu chuẩn định tính bằng sắc ký lớp mỏng của cao lỏng hà thủ ô đỏ chế là phát hiện emodin, physcion, THSG.

- Tiêu chuẩn định lượng của cao lỏng hà thủ ô đỏ chế là hàm lượng THSG

trên 1%.

- Định lượng đồng thời emodin, physcion, tanin (acid gallic) trong cao lỏng hà thủ ô đỏ chế bằng HPLC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ môn Công nghiệp Dược (2017), Kỹ thuật chiết xuất dược liệu, Trường

Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội, tr. 16-74.

2. Bộ môn Dược liệu (2007), Thực tập Dược liệu, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội, tr. 51-62.

3. Bộ Y tế- Vụ Khoa học và Đào tạo (2013), Dược học cổ truyền, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 250-251.

4. Bộ Y tế (2011), Dược liệu học, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 340-343. 5. Bộ Y tế (2012), Hóa phân tích, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 205-212.

6. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 1180-1181. 7. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật

làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, tr. 884-888.

8. Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Thị Hà Ly (2017), "Điều tra phân bố và đánh giá chất lượng nguồn gen hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) phục vụ công tác bảo tồn và phát triển ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Khoa học Y Dược, 33(1), tr. 24- 31.

9. Nguyễn Thị Thu Huyền (2014), Nghiên cứu phương thuốc tô tử giáng khí thang và thăm dò dạng bào chế, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Hà Ly, Phương Thiện Phương và cộng sự (2017), "Phân lập và thiết lập chất đối chiếu 2,3,5,4'-tetrahydroxystilben-2-0-β-D-Glucosid từ dược liệu hà thủ ô đỏ", Tạp chí Dược liệu, 22(4), tr. 216-221.

11. Nguyễn Thị Hà Ly, Lê Xuân Duy và cộng sự (2014), "Thành phần hóa học của rễ hà thủ ô đỏ thu hái tại Việt Nam", Tạp chí Dược liệu, 19(2), tr. 86-91.

12. Sengkham Choumlivong (2019), Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng cao khô hà thủ ô đỏ chế bằng TLC– Videoscan, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

13. Trần Cao Sơn (2010), Thẩm định phương pháp phân tích hóa học và vi sinh

vật, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, tr. 16-59.

Tiếng Anh

14. Cheung F., Leung A., et al. (2014), "Tyrosinase inhibitory activity of a glucosylated hydroxystilbene in mouse melan-a melanocytes", Journal of natural

products, 77(6), pp. 1270-1274.

15. China Pharmacopoeia Committee (2015), Pharmacopoeia of the people's republic of China, pp. 348-350.

16. Hao D., Gu X., et al. (2015), Medicinal plants chemistry, biology and omics, Woodhead Publishing, pp. 465-529.

17. Li‐Shuang L., Gu X., et al. (2006), "Stilbene glycosides from the roots of

Polygonum multiflorum Thunb and their in vitro antioxidant activities", Journal of Food Lipids, 13(2), pp. 131-144.

18. Lim K., Kwon J., et al. (2014), "Emodin inhibits tonic tension through suppressing PKCδ‐mediated inhibition of myosin phosphatase in rat isolated thoracic aorta", British journal of pharmacology, 171(18), pp. 4300-4310.

19. Lin L., Ni B., et al. (2015), "Traditional usages, botany, phytochemistry, pharmacology and toxicology of Polygonum multiflorum Thunb.: a review", Journal of ethnopharmacology, 159, pp. 158-183.

20. Nguyen Thi Thoa, Pham Thanh Binh, et al. (2018), "Phenolic constituents from Fallopia multiflora (Thunberg) Haraldson", Journal of Chemistry, 2018, pp. 1-5.

21. Nicoletti M. (2011), "HPTLC fingerprint: a modern approach for the analytical determination of botanicals", Revista Brasileira de Farmacognosia,

21(5), pp. 818-823.

22. Qian J., Hou M., et al. (2020), "A review on the extraction, purification, detection, and pharmacological effects of 2, 3, 5, 4’-tetrahydroxystilbene-2-O-β- D-glucoside from Polygonum multiflorum", Biomedicine & Pharmacotherapy,

23. Takhtajan A. (2009), Flowering plants, Springer Science & Business

Media, pp. 37-39.

24. Wagner H., Bauer R., et al. (2011), Chromatographic fingerprint analysis

of herbal medicines, Springer, pp. 439-450.

25. Wagner H., Bladt S. (2009), Plant drug analysis: a thin layer chromatography atlas, Springer Science & Business Media, pp. 53-67.

26. Wu J., Hu W., et al. (2017), "Current pharmacological developments in 2,3,4′,5-tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glucoside (TSG)", European journal of pharmacology, 811, pp. 21-29.

27. Xu M., Zheng M., et al. (2006), "A new stilbene glucoside from the roots of Polygonum multiflorum Thunb", Archives of pharmacal research, 29(11), pp. 946-951.

28. Zhang L., Chen J. (2018), "Biological effects of tetrahydroxystilbene glucoside: an active component of a rhizome extracted from Polygonum multiflorum", Oxidative medicine and cellular longevity, 2018, pp. 1-15.

Trang Web

29. The United States Pharmacopeial Convention (2015, 13/02/2015), "Polygonum multiflorum root", Retrieved 10/6/2020, 2020, from

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kiểm tra nguyên liệu hà thủ ô đỏ chế 1. Cảm quan, soi bột dược liệu

- Mô tả hình thái: phiến mỏng, màu nâu đen.

- Mùi:có mùi thơm của dược liệu.

- Vị đắng, hơi chát. - Soi bột dược liệu

Vi phẫu bột dược liệu HTÔĐC

Chú thích: 1: mảnh mạch, 2: mảnh mang màu, 3: mảnh bần, 4: sợi

Nhận xét: Chỉ tiêu cảm quan, soi bột dược liệu đúng với mô tả trong chuyên luận Hà thủ ô đỏ của Dược điển Việt Nam V. Như vậy, hà thủ ô dùng trong nghiên cứu đạt tiêu chỉ tiêu cảm quan và soi bột dược liệu.

2. Xác định hàm ẩm

Cân khoảng 0,5g hà thủ ô đỏ chế, xác định hàm ẩm bằng máy đo hàm ẩm OHAUS. Tiến hành đo 3 lần, tính kết quả trung bình.

Kết quả đo hàm ẩm dược liệu HTÔĐC

Lần đo 1 2 3 Trung bình SD

Nhận xét: Hàm ẩm của hà thủ ô đỏ chế là 9,4567% ± 0,53. Như vậy, hà thủ ô đỏ chế sử dụng trong nghiên cứu đạt chỉ tiêu hàm ẩm trong chuyên luận Hà thủ ô đỏ chế của Dược điển Trung Quốc 2015.

3. Định tính một số nhóm chất bằng phản ứng hóa học

Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học của HTÔĐC

Hoạt chất Phản ứng Hà thủ ô chế Alkaloid Phản ứng với TT Mayer ̶ Phản ứng với TT Dragendorff ̶ Phản ứng với TT Bouchardat ̶ Anthraquinon Phản ứng Borntraeger + Flavonoid Phản ứng Cyanidin + Phản ứng NaOH 10% + Phản ứng với NH3 + Phản ứng với DD FeCl3 5% +

Tanin Phản ứng với DD FeCl3 5% +

Phản ứng với chì acetat 10% +

Saponin Phản ứng tạo bọt ̶

Coumarin

Phản ứng mở - đóng vòng lacton ̶

Quan sát huỳnh quang ̶

Phản ứng với TT diazo ̶

Acid amin TT ninhydrin 3% ̶

Chú thích: + : phản ứng xảy ra, ̶ : phản ứng không xảy ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế cao lỏng hà thủ ô đỏ chế và xây dựng một số tiêu chuẩn hóa học bằng phương pháp tlc uv (Trang 39 - 49)