Định tính bằng sắc ký lớp mỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế cao lỏng hà thủ ô đỏ chế và xây dựng một số tiêu chuẩn hóa học bằng phương pháp tlc uv (Trang 33 - 35)

- Để khảo sát hệ dung môi pha động, chúng tôi tiến hành SKLM mẫu thử

dược liệu chế, cao cồn 50%; mẫu đối chiếu emodin, physcion, THSG thu được kết quả như sau:

26

Hình 3.1. Sắc ký đồ hệ (1), (2), (3), (4) (366nm)

Nhận xét: Sắc ký đồ của 4 hệ cho thấy hệ (1) không tách được THSG; hệ (2) không tách được nhiều vết, Rf của emodin và physcion gần bằng nhau; hệ (4) cho nhiều vết hơn hệ (1), (2) nhưng Rf của vết THSG tương đối thấp; hệ (3) cho nhiều vết nhất, các vết tách rõ nét nhất trong 4 hệ. Do vậy, chúng tôi lựa chọn hệ (3) là hệ dung môi pha động cho sắc ký lớp mỏng.

- Tiến hành định tính SKLM các mẫu thử chiết bằng EtOAc, MeOH và mẫu

chuẩn emodin, physcion, THSG với hệ (3), sắc ký đồ trên hình 3.3.

27

Chú thích: 1 – 4: Mẫu chiết bằng EtOAc (1: DLS, 2: DLC, 3: cao cồn 50%, 4:

cao nước); 5: emodin; 6: physcion; 7: THSG; 8 – 11: Mẫu chiết bằng MeOH (8: DLS, 9: DLC, 10: cao cồn 50%, 11: cao nước).

Nhận xét: Trên sắc ký đồ, mẫu đối chiếu emodin (5), physcion (6), THSG (7) đều cho một vết rõ nét, không có vết lạ. Dưới đèn tử ngoại 366nm, emodin có màu vàng đậm, physcion có màu vàng nhạt, THSG có màu xanh dương. Các mẫu thử 1 – 4 đều cho các vết emodin, physcion, THSG có màu sắc và Rf tương đương với các mẫu chuẩn; trong đó, mẫu 2 và 3 cho vết rõ nét hơn mẫu 1 và 4. Các mẫu thử 8 – 11 cho vết THSG rõ ràng, vết emodin không hiện rõ. Mẫu 8, 9 phát hiện vết có Rf tương đương với mẫu đối chiếu physcion còn mẫu 10, 11 không hiện rõ vết có Rf tương đương với mẫu đối chiếu physcion.

So sánh sắc ký đồ của các mẫu chiết bằng EtOAc với sắc ký đồ của các mẫu chiết bằng MeOH chúng tôi thấy sắc ký đồ của mẫu chiết bằng EtOAC cho nhiều vết rõ nét hơn các mẫu chiết bằng MeOH; các vết emodin, physcion, THSG trên sắc ký đồ của các mẫu chiết bằng EtOAc đều hiện rõ ràng còn các mẫu chiết bằng MeOH hiện rõ vết THSG và physcion, không hiện rõ emodin. So sánh sắc ký đồ của mẫu cao cồn 50% với sắc ký đồ của mẫu cao nước khi chiết lại bằng EtOAc và MeOH, chúng tôi thấy các vết emodin, physcion, THSG trong sắc ký đồ của cao cồn 50% đều đậm màu hơn các vết trong sắc ký đồ của cao nước. Như vậy, phương pháp ngâm chiết được nhiều hoạt chất hơn phương pháp sắc nước truyền thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế cao lỏng hà thủ ô đỏ chế và xây dựng một số tiêu chuẩn hóa học bằng phương pháp tlc uv (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)