Tác dụng cải thiện nhận thức của chuột được gây mô hình tự kỷ bằng VPA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của lá chè đắng ( ilex kudingcha c j tseng) trên mô hình tự kỷ thực nghiệm gây bởi muối valproat (Trang 41 - 49)

Mô hình nhận diện đồ vật thay đổi vị trí (OLT) là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến để nghiên cứu các cơ chế thần kinh nằm trong sự hình thành trí nhớ ngắn và dài hạn. Trong nghiên cứu này, mô hình OLT được thiết kế để đánh giá trí nhớ ngắn hạn. Những chuột bình thường dành nhiều thời gian hơn để khám phá vật thể di chuyển (vị trí mới) so với vật thể không di chuyển (vị trí cũ), trong khi những chuột suy giảm trí nhớ không có sự khác biệt thời gian khám phá đồ vật ở vị trí cũ và mới. Kết quả này đã được chứng minh trong những nghiên cứu trước đây [56].

Trong thử nghiệm OLT, tiến hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn tập luyện nhằm mục đích cho chuột làm quen với vật thể 1 và vật thể 2 tạo trí nhớ vị trí đồ vật ngắn hạn. Ở giai đoạn kiểm tra một trong hai vật được thay đổi sang một vị trí mới. Kết quả của thử nghiệm cho thấy ở giai đoạn luyện tập, cả hai vị trí của vật thể 1 và vật thể 2 đều mới so với chuột, thời gian khám phá hai vật thể này là như nhau ở tất cả các

34

nhóm chuột. Đến giai đoạn kiểm tra, kết quả cho thấy nhóm chuột sinh lý có thời gian khám phá vật thể ở vị trí mới so với vị trí cũ cao hơn đạt ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, nhóm chuột VPA có thời gian khám phá hai vật thể là không khác biệt. Sau khi được điều trị bằng cao chuẩn hóa lá CĐ liều 540 mg/kg cho nhóm chuột VPA thì thấy rằng thời gian chuột khám phá vật thể ở vị trí mới cao hơn đạt ý nghĩa thống kê so với thời gian chuột khám phá vật thể ở vị trí cũ. Do vậy cao chuẩn hóa lá CĐ liều 540 mg/kg có tác dụng cải thiện trí nhớ ngắn hạn của chuột tự kỷ gây bệnh bởi VPA.

Những nghiên cứu trước đây đã chỉ sự liên quan giữa Acetylcholin (ACh) tới rất nhiều quá trình hoạt động của thần kinh như nhận thức, ghi nhớ, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh [19], [47], [51], bên cạnh đó trong rất nhiều trường hợp ASD người ta thấy mất sự điều hoà ACh trong quá trình dẫn truyền thần kinh và phát triển não bộ, hình thành các hành vi bệnh lý tự kỷ [47], [51], [43]. Donepezil là một chất đối kháng cholinesterase gắn thuận nghịch vào cholinesterase như acetylcholinesterase và làm bất hoạt chất này và như vậy ức chế sự thủy phân của acetylcholin. Trong một nghiên cứu của tác giả Kim và cộng sự đã chứng minh tác dụng của Donepezil giúp cải thiện hành vi ghi nhớ vị trí đồ vật của chuột trên mô hình tự kỷ gây bằng VPA [35]. Kết hợp với kết quả của đề tài có thể đưa ra một giả thuyết rằng cao chuẩn hóa lá CĐ có thể giúp cải thiện trí nhớ trên chuột gây mô hình bằng VPA thông qua tăng cường hệ cholinergic.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào trên thế giới đánh giá tác dụng của lá Chè đắng trong việc cải thiện các hành vi của tự kỷ trên mô hình chuột thực nghiệm. Do vậy đề tài là một hướng nghiên cứu mới, bước đầu kết luận rằng: cao chiết chuẩn hóa lá CĐ có tác dụng cải thiện các hành vi của tự kỷ trên mô hình chuột tự kỷ thực nghiệm gây bởi muối natri valproat.

35

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết luận lá Chè đắng (Ilex

kudingcha C. J. Tseng) có tác dụng cải thiện triệu chứng của tự kỷ trên mô hình tự kỷ

thực nghiệm gây bởi muối natri valproat. Bao gồm các tác dụng: - Giải lo âu ở liều 270 mg/kg và 540 mg/kg

- Cải thiện hành vi tương tác xã hội ở liều 540 mg/kg - Cải thiện trí nhớ - nhận thức ở liều 540 mg/kg

Kiến nghị

Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn nên những kết quả trên mới chỉ là bước đầu, đóng góp một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu về tác dụng của cây Chè đắng trong điều trị tự kỷ. Do đó chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Đánh giá riêng tác dụng của các thành phần chính trong cao chuẩn hóa lá CĐ để xác định thành phần thể hiện tác dụng trên hội chứng tự kỷ

- Tiến hành nghiên cứu tìm hiểu cơ chế và làm rõ đích tác dụng cụ thể của các thành phần trong cao chuẩn hóa lá Chè đắng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Nữ Tâm An (2007), Sử dụng phương pháp TEACCH trong giáo dục trẻ

Tự kỷ tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Trần Thị Diệu Anh (2009), "Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng của saponin trong lá chè đắng (Ilex kaushue S.Y. Hu) thu hái tại Cao Bằng", Luận văn thạc sĩ dược học, Trường đại học Dược Hà Nội.

3. Nguyễn Tiến Bân , Khôi Nguyễn Khắc (1999), "Tên khoa học của cây chè đắng ở Việt Nam", Tạp chí Sinh học, 21, tr. 1-3.

4. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.731-738.

5. Bộ Y Tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 140-143.

6. Ngô Xuân Điệp (2007), "Tổng hợp các phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ", Hội thảo

Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam.

7. Ngô Xuân Điệp (2008), "Nhận thức của trẻ tự kỷ"", Tạp chí Tâm lý học, 10(115), tr. 48-55.

8. Phan Thiệu Xuân Giang (2010), "Trẻ tự kỷ", www.tamlyhocthankinh.com, truy cập ngày 06 tháng 02, 2020.

9. Nông Đình Hải, cộng sự (2001), "Nghiên cứu định tính, định lượng một số nhóm chất trong cây chè đắng (Ilex kaushue S. Y. Hu)", Tạp chí Dược liệu, 6, tr. 3-6.

10. Phạm Thị Nguyệt Hằng, cộng sự (2015), "Tác dụng cải thiện hội chứng tự kỷ của cao chiết rau đắng biển trên mô hình chuột nhắt tự kỷ thực nghiệm gây bởi muối valproat", Tạp chí Dược liệu, 4, tr. 241-247.

11. Vũ Thị Bích Hạnh (2007), Tự kỷ, phát hiện sớm can thiệp sớm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

12. Đào Thu Hồng (2003), Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ bằng Natri Valproat và tác dụng cải thiện thành vi của môi trường phong phú

trên chuột nhắt trắng, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Học Viện Quân Y.

13. Nguyễn Thị Mai Hương (2015), "Nghiên cứu về thành phần hóa học và khả năng cải thiện hội chứng tự kỷ trên thực nghiệm của phân đoạn n-Butanol từ

cao chiết Ethanol cây Rau Đắng Biển Bacopa monnieri (L.) Wettst", Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, Trường đại học Dược Hà Nội.

14. Đặng Thị Mai Huy (2003), "Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây chè đắng (Ilex kaushue S. Y. Hu) ", Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, Trường đại học Dược Hà Nội.

15. Phạm Thị Bích Phượng, cộng sự (2019), "Nghiên cứu tác dụng điều trị tự kỷ của cao chiết saponin lá Chè Đắng (Ilex kudingcha C.J.Tseng) trên mô hình

ruồi giấm chuyển gen", Hội nghị KHCN tuổi trẻ trường Đại học Dược Hà Nội –

Lần thứ XX.

16. Sở Khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Cao Bằng (2002), "Cây Chè đắng giá trị kinh tế và kỹ thuật trồng", Tài liệu phổ biến KHKT, 1, tr. 8-12.

17. Nguyễn Hữu Sơn (2019), "Nghiên cứu tác dụng và bước đầu nghiên cứu cơ chế hóa sinh của cao chiết saponin lá Chè Đắng (Ilex kudingcha C.J.Tseng) trên mô hình ruồi giấm chuyển gen gây bệnh Alzheimer", Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, Trường đại học Dược Hà Nội.

18. Nông Thanh Sơn, cộng sự (2001), "Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết lá chè đắng đối với nhiễm độc 2,4 D trên động vật thực nghiệm", Nội san Khoa học -

Công nghệ Y Dược miền núi, 2, tr. 18-36.

Tiếng anh

19. Barnes Carol A, Meltzer J, et al. (2000), "Chronic treatment of old rats with donepezil or galantamine: effects on memory, hippocampal plasticity and nicotinic receptors", Neuroscience, 99(1), pp. 17-23.

20. Belzung Catherine, Leman Samuel, et al. (2005), "Rodent models for autism: a critical review", Drug discovery today: Disease models, 2(2), pp. 93-101.

21. Campolongo Marcos, Kazlauskas Nadia, et al. (2018), "Sociability deficits after prenatal exposure to valproic acid are rescued by early social enrichment",

Molecular autism, 9(1), pp. 36.

22. Casas Kari A, Mononen Tarja K, et al. (2004), "Chromosome 2q terminal deletion: report of 6 new patients and review of phenotype‐breakpoint correlations in 66 individuals", American Journal of Medical Genetics Part A, 130(4), pp. 331-339.

23. Chomiak Taylor, Turner Nathanael, et al. (2013), "What we have learned about autism spectrum disorder from valproic acid", Pathology research international.

24. Christensen Jakob, Grønborg Therese Koops, et al. (2013), "Prenatal valproate exposure and risk of autism spectrum disorders and childhood autism", Jama, 309(16), pp. 1696-1703.

25. Costall B, Jones BJ, et al. (1989), "Exploration of mice in a black and white test box: validation as a model of anxiety", Pharmacology Biochemistry and Behavior, 32(3), pp. 777-785.

26. Crawley Jacqueline N (2007), "Mouse behavioral assays relevant to the symptoms of autism", Brain pathology, 17(4), pp. 448-459.

27. day United Nations World autism awareness, Retrieved

http://www.un.org/en/events/autismday/background.shtml, February 01 2020.

28. Dykens Elisabeth M, Sutcliffe James S, et al. (2004), "Autism and 15q11‐q13 disorders: Behavioral, genetic, and pathophysiological issues", Mental retardation and developmental disabilities research reviews, 10(4), pp. 284- 291.

29. Gharani N, Benayed R, et al. (2004), "Association of the homeobox transcription factor, ENGRAILED 2, 3, with autism spectrum disorder",

Molecular psychiatry, 9(5), pp. 474-484.

30. Gottfried Carmem, Bambini-Junior Victorio, et al. (2013), "Valproic acid in autism spectrum disorder: from an environmental risk factor to a reliable animal model", Recent Advances in Autism Spectrum Disorders-Volume I, IntechOpen. 31. Gould TD, Dao DT, et al. (2009), "The open field test. Mood and anxiety

related phenotypes in mice", Neuromethods, 42, pp. 1-20.

32. Hao Dacheng, Gu Xiaojie, et al. (2013), "Research progress in the phytochemistry and biology of Ilex pharmaceutical resources", Acta Pharmaceutica Sinica B, 3(1), pp. 8-19.

33. Ingram Jennifer L, Peckham Stacey M, et al. (2000), "Prenatal exposure of rats to valproic acid reproduces the cerebellar anomalies associated with autism",

34. Kanner Leo (1943), "Autistic disturbances of affective contact", Nervous child, 2(3), pp. 217-250.

35. Kim Ji-Woon, Seung Hana, et al. (2014), "Subchronic treatment of donepezil rescues impaired social, hyperactive, and stereotypic behavior in valproic acid- induced animal model of autism", PloS one, 9(8), pp.

36. Kim Joo Youn, Jeong Ha Yeon, et al. (2011), "Protective effect of Ilex latifolia, a major component of “kudingcha”, against transient focal ischemia-induced neuronal damage in rats", Journal of ethnopharmacology, 133(2), pp. 558-564. 37. Kolozsi E, Mackenzie RN, et al. (2009), "Prenatal exposure to valproic acid

leads to reduced expression of synaptic adhesion molecule neuroligin 3 in mice", Neuroscience, 163(4), pp. 1201-1210.

38. Kopetz Patricia B, Endowed E Desmond Lee (2012), "Autism worldwide: Prevalence, perceptions, acceptance, action", Journal of social Sciences, 8(2), pp. 196.

39. Li Li, Peng Yong, et al. (2012), "Quantitative Analysis of Five Kudinosides in the Large‐leaved Kudingcha and Related Species from the Genus Ilex by UPLC–ELSD", Phytochemical analysis, 23(6), pp. 677-683.

40. Li Li, Xu Li J, et al. (2013), "The large-leaved Kudingcha (Ilex latifolia Thunb and Ilex kudingcha CJ Tseng): a traditional Chinese tea with plentiful secondary metabolites and potential biological activities", Journal of natural medicines, 67(3), pp. 425-437.

41. Li Li, Xu Lijia, et al. (2011), "Comparison of green tea and four other kind of teas", Zhongguo Zhong yao za zhi= Zhongguo zhongyao zazhi= China journal of Chinese materia medica, 36(1), pp. 5-10.

42. Markram Kamila, Rinaldi Tania, et al. (2008), "Abnormal fear conditioning and amygdala processing in an animal model of autism",

Neuropsychopharmacology, 33(4), pp. 901-912.

43. Mikhail Fady M, Lose Edward J, et al. (2011), "Clinically relevant single gene or intragenic deletions encompassing critical neurodevelopmental genes in patients with developmental delay, mental retardation, and/or autism spectrum disorders", American journal of medical genetics Part A, 155(10), pp. 2386- 2396.

44. Miles Judith H (2011), "Autism spectrum disorders—a genetics review",

Genetics in Medicine, 13(4), pp. 278-294.

45. Ospina Maria B, Seida Jennifer Krebs, et al. (2008), "Behavioural and developmental interventions for autism spectrum disorder: a clinical systematic review", PloS one, 3(11).

46. Park Hye Ran, Lee Jae Meen, et al. (2016), "A short review on the current understanding of autism spectrum disorders", Experimental neurobiology, 25(1), pp. 1-13.

47. Picciotto Marina R, Higley Michael J, et al. (2012), "Acetylcholine as a neuromodulator: cholinergic signaling shapes nervous system function and behavior", Neuron, 76(1), pp. 116-129.

48. Rice Catherine (2009), "Prevalence of autism spectrum disorders--Autism and developmental disabilities monitoring network, United States, 2006".

49. Rosenberg Rebecca E, Law J Kiely, et al. (2009), "Characteristics and concordance of autism spectrum disorders among 277 twin pairs", Archives of pediatrics & adolescent medicine, 163(10), pp. 907-914.

50. Rossignol Daniel A (2009), "Novel and emerging treatments for autism spectrum disorders: a systematic review", Ann Clin Psychiatry, 21(4), pp. 213- 236.

51. Sarter Martin, Bruno John P (2004), "Developmental origins of the age-related decline in cortical cholinergic function and associated cognitive abilities",

Neurobiology of aging, 25(9), pp. 1127-1139.

52. Schneider Tomasz, Roman Adam, et al. (2008), "Gender-specific behavioral and immunological alterations in an animal model of autism induced by prenatal exposure to valproic acid", Psychoneuroendocrinology, 33(6), pp. 728- 740.

53. Shaw CA, Sheth S, et al. (2014), "Etiology of autism spectrum disorders: genes, environment, or both", OA Autism, 2(2), pp. 11.

54. Szatmari Peter, Jones Marshall B, et al. (1998), "Genetics of autism: overview and new directions", Journal of autism and developmental disorders, 28(5), pp. 351-368.

55. Takumi Toru (2010), "A humanoid mouse model of autism", Brain and

Development, 32(9), pp. 753-758.

56. Volkmar Fred R, Lord Catherine, et al. (2004), "Autism and pervasive developmental disorders", Journal of child psychology and psychiatry, 45(1), pp. 135-170.

57. Wassink Thomas H, Brzustowicz Linda M, et al. (2004), "The search for autism disease genes", Mental retardation and developmental disabilities research reviews, 10(4), pp. 272-283.

58. Weiss Lauren A, Shen Yiping, et al. (2008), "Association between microdeletion and microduplication at 16p11. 2 and autism", New England Journal of Medicine, 358(7), pp. 667-675.

59. Williams Gail, King John, et al. (2001), "Fetal valproate syndrome and autism: additional evidence of an association", Developmental medicine and child neurology, 43(3), pp. 202-206.

60. Zhang CK (1994), "Survey of Kudingcha original plant and commodity", Chin Herbal Med, 17, pp. 13-14.

61. Zhou Jie, Yi Huan, et al. (2018), "Simultaneous qualitative and quantitative evaluation of Ilex kudingcha CJ tseng by using UPLC and UHPLC-qTOF- MS/MS", Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 155, pp. 15-26. 62. Zhu LF, Li MZ, et al. (1994), "The cardiovascular pharmacological research on

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của lá chè đắng ( ilex kudingcha c j tseng) trên mô hình tự kỷ thực nghiệm gây bởi muối valproat (Trang 41 - 49)