Đánh giá tác dụng giải lo âu trên chuột được gây mô hình tự kỷ thông qua thử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của lá chè đắng ( ilex kudingcha c j tseng) trên mô hình tự kỷ thực nghiệm gây bởi muối valproat (Trang 32 - 34)

thử nghiệm không gian mở

Hình 3.1. Thời gian chuột ở vùng trung tâm trong vòng 5 phút, * p < 0,05 khi so sánh với nhóm VPA

Kết quả thời gian chuột ở vùng trung tâm trong vòng 5 phút ở Hình 3.1 cho thấy:

- Thời gian vào vùng trung tâm của nhóm chuột sinh lý so với nhóm chuột VPA không có sự khác biệt (p > 0,05).

- Với nhóm chuột VPA được điều trị bằng cao chuẩn hóa lá CĐ liều 270 mg/kg và 540 mg/kg thì thời gian chuột ở vùng trung tâm có xu hướng cao hơn so với nhóm chuột VPA. Và với liều 540 mg/kg thì sự tăng thời gian chuột ở vùng trung tâm đạt ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

25

3.1.2. Đánh giá tác dụng giải lo âu trên chuột được gây mô hình tự kỷ thông qua thử nghiệm hoạt động tự nhiên thử nghiệm hoạt động tự nhiên

Hình 3.2. Số lần chuột vận động theo chiều dọc trong vòng 11 phút, *p < 0,05 khi so với nhóm VPA

Kết quả số lần chuột vận động theo chiều dọc trong vòng 11 phút ở Hình 3.2 cho thấy:

- Số lần chuột vận động theo chiều dọc có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê giữa nhóm chứng sinh lý và nhóm chuột VPA (p < 0,05). Cụ thể, số lần chuột vận động theo chiều dọc của nhóm chuột VPA thấp hơn 2,2 lần so với nhóm chuột sinh lý.

- Với nhóm chuột VPA được điều trị bằng cao chuẩn hóa lá CĐ liều 270 mg/kg và 540 mg/kg cân nặng thì số lần chuột vận động theo chiều dọc có sự tăng so với nhóm chuột VPA. Và ở cả hai mức liều này thì sự tăng đều đạt ý nghĩa thống kê (p < 0, 05).

26

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của lá chè đắng ( ilex kudingcha c j tseng) trên mô hình tự kỷ thực nghiệm gây bởi muối valproat (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)