Đánh giá tác dụng cải thiện nhận thức của chuột được gây mô hình tự kỷ thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của lá chè đắng ( ilex kudingcha c j tseng) trên mô hình tự kỷ thực nghiệm gây bởi muối valproat (Trang 35 - 38)

thông qua thử nghiệm nhận diện đồ vật chuyển vị trí

Hình 3.4. Thời gian chuột khám phá vật thể ở vị trí cũ và vật thể ở vị trí mới, giai đoạn luyện tập, * p < 0,05 khi so sánh trong cùng nhóm

28

Hình 3.5. Thời gian chuột khám phá vật thể ở vị trí cũ và vật thể ở vị trí mới, giai đoạn kiểm tra, * p < 0,05 khi so sánh trong cùng nhóm

Kết quả thời gian chuột khám phá vật thể ở vị trí cũ và vật thể ở vị trí mới ở Hình 3.4 và Hình 3.5 cho thấy:

 Ở pha luyện tập:

- Không có sự khác biệt về thời gian khám phá đồ vật 1 và đồ vật 2 ở nhóm chuột sinh lý và nhóm chuột VPA (p < 0,05).

- Nhóm chuột VPA (500mg/kg) được điều trị bằng cao chuẩn hóa lá CĐ liều 270 mg/kg và 540 mg/kg đều không thấy có sự khác biệt về thời gian khám phá đồ vật 1 và đồ vật 2 (p < 0,05).

 Ở pha kiểm tra:

- Với nhóm chuột sinh lý, thời gian khám phá vật ở vị trí mới tăng lên đáng kể so với thời gian khám phá vật ở vị trí cũ, sự tăng này đạt ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

29

- Với nhóm chuột VPA, thời gian khám phá đồ vật ở vị trí mới và đồ vật ở vị trí cũ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

- Nhóm chuột VPA được điều trị bằng cao chuẩn hóa lá CĐ liều 270 mg/kg và 540 mg/kg thì thời gian chuột khám phá vật ở vị trí mới tăng lên đáng kể so với thời gian chuột khám phá vật ở vị trí cũ. Tuy nhiên chỉ có liều 540 mg/kg thì sự tăng này mới đạt ý nghĩa thống kê.

30

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. Mô hình gây tự kỷ cho chuột thực nghiệm bằng natri valproat

VPA hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới để gây mô hình bệnh tự kỷ trên động vật [52], [55]. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là chuột cống và chuột nhắt, bao gồm nhiều chủng khác nhau như chủng Wistar, Sprague Dawley, Lewis đối với chuột cống; và chủng Balb/c, CD1 hoặc chuột chuyển gen đối với chuột nhắt [55]. Thời điểm để gây mô hình bệnh bằng VPA đối với các chuột cũng rất khác nhau, nhưng thường được chia làm 2 loại chính: khi chuột đang mang thai hoặc chuột sau sinh. Ở giai đoạn chuột mang thai, thời điểm chuột mang thai từ 9-13 ngày tuổi đã được nhiều nhà khoa học sử dụng để tiêm VPA với liều dao động trong khoảng từ 200-800 mg/kg. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi thai khác nhau khi bị phơi nhiễm VPA có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu hành vi của chuột [30]. Sau khi đã thăm dò các liều VPA khác nhau (400 mg/kg và 500 mg/kg) các nhà nghiên cứu đã lựa chọn được liều VPA tối ưu là 500 mg/kg. Tiếp theo, VPA (500 mg/kg) được tiêm phúc mạc trên chuột mang thai ở các ngày tuổi khác nhau (12, 13, 14 và 16 ngày tuổi). Kết quả cho thấy khi tiêm VPA liều 500 mg/kg trên chuột nhắt trắng chủng Swiss albino mang thai 12-13 ngày tuổi là cho kết quả thay đổi các hành vi tốt nhất như đã chỉ ra trong phần kết quả. Việc đánh giá thay đổi hành vi trên mô hình chuột tự kỷ cũng được chúng tôi áp dụng mô hình giống như những rối loạn hành vi thường gặp ở trẻ tự kỷ như hành vi giao tiếp xã hội, lo lắng và suy giảm trí nhớ. Kết quả thu được là hoàn toàn phù hợp với các công trình nghiên cứu đã công bố trước đó và phù hợp với biểu hiện của hội chứng tự kỷ trên trẻ em [52].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của lá chè đắng ( ilex kudingcha c j tseng) trên mô hình tự kỷ thực nghiệm gây bởi muối valproat (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)