8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
1.3.2. Phương pháp dạy học tích cực
1.3.2.1 Khái niệm
Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều [9]:
Phương pháp dạy học tích cực là các phương pháp hướng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học dưới sự tổ chức, điều khiển và định hướng của người dạy nhằm đạt được kết quả tối ưu của quá trình hoạt động nhận thức.
Dạy học tích cực đồng nghĩa với việc HS là chủ thể hoạt động, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học.
1.3.2.2 Những đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực [9]
a. Đặt trọng tâm vào hoạt động của người học. Tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động. Dưới sự hướng dẫn của GV, người học chủ động quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết các vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình từ đó nắm được kiến thức mới.
24
b. Coi trọng hoạt động tổ chức, điều khiển của GV. GV phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi, sáng tạo của HS.
c. Các mối quan hệ tương tác thầy – trò, trò – trò phong phú và đa dạng. Lớp học là môi trường giao tiếp, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học tự nâng mình lên một trình độ mới.
d. Tính vấn đề cao của nội dung dạy học. Tính vấn đề cao của nội dung dạy học đòi hỏi người học có tư duy phê phán, năng động và sáng tạo.
e. Mang lại kết quả học tập cao. Tính tích cực có ảnh hưởng lớn đến kết quả của công việc. Vì vậy nếu người học tích cực hoạt động thì chắc chắn sẽ có kết quả học tập cao.
1.3.2.3 Tác dụng của các phương pháp dạy học tích cực
- Khuyến khích sự tham gia chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh vào quá trình học tập.
- Tạo điều kiện cho người học phát triển tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo. - Tạo điều kiện cho người học phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Tạo điều kiện cho người dạy phát triển năng lực tổ chức, điều khiển, khả năng ứng xử sư phạm và năng lực hợp tác.
- Tạo điều kiện cho người học hiểu sâu và nắm vững kiến thức.
- Góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học.
1.3.2.4 Một số hình thức và phương pháp dạy học tích cực trong trường THPT hiện nay
- Dạy học theo mục tiêu. - Dạy học theo dự án. - Dạy học nêu vấn đề. - Dạy học tích hợp. - Phương pháp Seminar.
25 - Phương pháp dạy học theo chủ đề. - Phương pháp thuyết trình theo chủ đề. - Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp dạy học tình huống. - Phương pháp động não.
- Phương pháp hoạt động nhóm. - Phương pháp bể cá.
- Phương pháp sử dụng phiếu học tập. - Phương pháp kể chuyện tích cực. - Phương pháp người học đặt câu hỏi.
1.4. Tự học
1.4.1. Khái niệm tự học
Theo Từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [22], tự học là: “…quá trình
tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo”.
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình
thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định”.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện… Đối với học sinh, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các
26
bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.4.2. Các hình thức của tự học
Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều [8], có 3 hình thức tự học:
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận
dụng các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học, mất nhiều thời gian và đòi hỏi khả năng tự học rất cao.
- Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng
các phương tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học.
1.4.3. Vai trò của tự học
- Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người.
- Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân.
- Tự học khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không có cách nào truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo để không bị rơi vào tình trạng “tụt hậu”. Đối với học sinh THPT, quỹ thời gian 3 năm được đào tạo ở bậc học này chắc chắn sẽ không thể nào tiếp thu được hết khối lượng kiến thức khổng lồ trong chương trình. Vì vậy, tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường.
- Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả của sự hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn nên bao giờ cũng vững chắc bền lâu. Khi học sinh biết cách tự học, học sinh sẽ có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
- Người học phải biết cách tự học vì học tập là một quá trình suốt đời. Đối với học sinh THPT, nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc
27
học cao hơn như đại học, cao đẳng… học sinh sẽ khó thích ứng với cách học đòi hỏi phải tự học tập, tự nghiên cứu thường xuyên do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt. - Tự học của học sinh THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học.
1.4.4. Chu trình học
Theo Nguyễn Cảnh Toàn [41] “Chu trình học là chu trình chủ thể tìm hiểu, xử lý, giải quyết vấn đề hay vật cản của một tình huống học với sự hợp tác của tác nhân và sự hỗ trợ
của môi trườngsư phạm”.
Cũng theo tác giả, chu trình học diễn biến theo ba thời: Tự nghiên cứu (I), Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy (II), Tự kiểm tra, tự điều chỉnh (III).
Hình 1.1. Chu trình học ba thời
Thời (I): Tự nghiên cứu
Trước một tình huống học, chủ thể bắt đầu thấy có nhu cầu hay hứng thú tìm hiểu, nhận
biết vấn đề của tình huống học: Đây là vấn đề gì? Có ý nghĩa ra sao? Có thể giải quyết theo
hướng nào? Từ chỗ nhận biết vấn đề, chủ thể tiến hànhthu nhận thông tin có liên quan đến vấn đề đó, xử lý thông tin, xây dựng các giải pháp, thử nghiệm giải pháp, kết quả, đưa ra kết luận và giải quyết vấn đề.
Chủ thể ghi lại kết quả “tự nghiên cứu” của thời (I) thành sản phẩm học cá nhân ban đầu. Tất nhiên sản phẩm đó có thể mang tính chủ quan, phiến diện, thiếu khoa học nhưng nó sẽ được hoàn thiện ở thời học tiếp theo.
28
Sản phẩm của thời (I) được mà chủ thể đạt được bây giờ được thử thách với các yêu cầu
tự trình bày, hỏi và tham gia tranh luậnvới bạn và thầy về những mâu thuẫn xuất hiện, tỏ rõ thái độ của mình trước chủ kiến của bạn. Tranh luận có trọng tài, có kết luận của thầy. Kết luận của thầy sẽ cho phép chủ thể bổ sung sản phẩm ban đầu của mình thành một sản phẩm khách quan hơn, có tính hợp tác, xã hội.
Thời (III): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Đây là thời học mà chủ thể chuyển kết luận của thầy thành của bản thân. Tức là sau khi so sánh, đối chiếu, tự kiểm tra lại sản phẩm học, tự đánh giá, tự phê bình chủ thể sẽ tổng hợp, chốt lại vấn đề rồi tự sửa sai, điều chỉnh, hoàn chỉnh thành sản phẩm khoa học, và tự
rút kinh nghiệm về cách học, cách tư duy, cách giải quyết vấn đề của mình, sẵn sàng bước
vào một tình huống học mới.
Chu trình học ba thời không có nghĩa tuyệt đối là có “ba bước”, “ba giai đoạn”, có ranh
giới rạch ròi, máy móc, tách rời nhau, mà có thể đan xen, hoà nhập lẫn nhau và có thể biến động theo hoàn cảnh người học. Điều cốt yếu là cả ba thời đều diễn ra trên cái nền chung là
hành động học, tự học, tự nghiên cứu, tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của chủ thể,
dưới sự hướng dẫn hợp lý của nhà giáo.
1.5. Bài tập hóa học [52]