Ph−ơng pháp điều tra Bọ lá xanh tím

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng hại lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 64 - 65)

I Bộ cánh cứng Coleoptera

5 Bọ hung nâu lớn Holotrichia sauteri Mauser ăn lá, rễ 6 Bọ hung nâu nhỏ Maladera sp ăn lá, rễ

5.5.1. Ph−ơng pháp điều tra Bọ lá xanh tím

Căn cứ vào đặc điểm sinh học của Bọ lá xanh tím để xác định những ph−ơng pháp điều tra thích hợp. Do Bọ lá xanh tím xuất hiện chủ yếu trên 2 loài cây rừng là Keo tai t−ợng và Keo lá tràm nên ph−ơng pháp điều tra chúng là ph−ơng pháp điều tra rừng trồng theo tài liệu [14]. Tr−ớc hết cần xác định hệ thống ô tiêu chuẩn dựa theo chỉ tiêu “Đối với điều tra phục vụ dự báo sâu

hại tổng diện tích của các ô tiêu chuẩn là 0,2-1%.” Nh− vậy nếu ô tiêu chuẩn có diện tích 1000m2 thì trung bình cứ 30ha đặt 1 ô tiêu chuẩn. Do Bọ lá xanh tím có 1 thế hệ trong năm và có thời gian phát triển của các pha tr−ởng thành, trứng, sâu non và nhộng phân định khá rõ nên có thể sơ bộ ấn định thời điểm điều tra đối với các pha nh− sau:

- Pha tr−ởng thành: Tháng 4-5 - Pha trứng: Tháng 6

- Pha sâu non: Tháng 6-10

- Pha nhộng: Tháng 10-3 năm saụ

Ph−ơng pháp chọn mẫu điều tra đối với tất cả các pha là nh− nhau vì chúng đều c− trú trên câỵ Mẫu điều tra là các cây Keo tai t−ợng hoặc Keo lá tràm đ−ợc chọn theo ph−ơng pháp 5 điểm (ph−ơng pháp 5 mốc) theo tài liệu [14]. Mỗi ô tiêu chuẩn chọn 10 mẫu điều tra để −ớc l−ợng số l−ợng Bọ lá xanh tím phục vụ cho công tác dự tính dự báọ Đối với Bọ lá xanh tím tr−ởng thành vào tháng 4 cần điều tra 4 lần, mỗi tuần 1 lần, trong tháng 5 có thể chỉ cần điều tra 1-2 lần, tuỳ theo mật độ sâu thu đ−ợc của các lần điều tra trong tháng 4. Nếu mật độ sâu ≥100 thì điều tra 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần, tr−ờng hợp mật độ sâu ít hơn 100 thì điều tra 1 lần vào khoảng giữa tháng. Việc điều tra trứng Bọ lá xanh tím có thể đ−ợc tiến hành vào tháng 6 nếu thấy mật độ tr−ởng thành khá lớn (>100 con/cây). Để xác định mật độ sâu non cần lấy mẫu cành theo ph−ơng pháp 5 cành trên một cây tiêu chuẩn. Do đặc điểm ăn hại của sâu non nên cần chú ý đến những cành ở giữa tán câỵ Từ tháng 6 đến tháng 10 kiểm tra mật độ sâu non mỗi tháng 1 lần. T−ơng tự nh− điều tra sâu non là ph−ơng pháp điều tra nhộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng hại lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên pptx (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)