Khuyến nghị đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An (Trang 27)

kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An

KẾT LUẬN

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho sản xuất và tiêu thụ chè, đã có nhiều nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến CGT và phát triển CGT chè của địa phương và của quốc gia. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phương hướng phát triển bền vững ngành chè, chuỗi giá trị và phát triển chuỗi giá trị chè trong nước và phát triển chuỗi giá trị chè toàn cầu… Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuỗi giá trị chè và phát triển CGT chè tỉnh Nghệ An vẫn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng với hệ thống giải pháp đồng bộ từ yếu tố sản xuất đến chính sách của Nhà nước, của Tỉnh đến tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các tác nhân phát triển sản xuất kinh doanh… Chính vì vây, đề tài: “Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An” đã được lựa chọn nghiên cứu nhằm phân tích CGT chè, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CGT chè tại tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm góp phần phát triển CGT chè tỉnh Nghệ An, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế của Tỉnh.

Luận án đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn sau: 1. Tổng quan cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị chè trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung phân tích những đặc điểm, cơ cấu, các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng chè. Luận án đã làm rõ những khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị sản phẩm chè, chỉ rõ khâu mang lại giá trị thấp nhất là khâu trồng trọt, khâu có giá trị cao nhất là khâu chế biến.

2. Nghiên cứu những kinh nghiệm quản lý chuỗi giá trị ngành hàng chè của những quốc gia hàng đầu thế giới, từ đó đưa ra những bài học quý báu cho tỉnh Nghệ An nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung.

3. Phân tích chi tiết sự tham gia của từng tác nhân vào chuỗi giá trị chè của tỉnh Nghệ An, từ đó có góc nhìn toàn diện về tiềm năng của mỗi tác nhân trong chuỗi, giúp lựa chọn những khâu có lợi thế nhất để tham gia.

4. Làm rõ tác động và vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị ngành chè tại tỉnh Nghệ An thông qua việc phân tích hồi quy với bộ số liệu sơ cấp và phần mềm SPSS 20.0.

5. Trên cơ sở những phân tích thực trạng, luận án đã đề xuất một số giải pháp phát triển CGT chè.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An (Trang 27)