Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh liễu giai (Trang 37 - 42)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp

kết và thực hiện hợp đồng lao động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Chi nhánh Liễu Giai

Để hoàn thiện và đảm bảo thực hiện pháp luật hợp đồng lao động, bên cạnh việc sửa đổi các quy định hiện hành của pháp luật hợp đồng lao động thì phải bổ sung một

số quy định mới về hợp đồng lao động mà Bộ luật Lao động 2012 chưa quy định hoặc quy định chưa rõ. Cần khắc phục những bất hợp lý trong giao kết hợp đồng lao động của các quy định hiện hành, đảm bảo sự hợp lý, tính thống nhất trong điều chỉnh và thực thi pháp luật, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam nói chung ngân hàng VPBANK nói riêng. Yêu cầu này đòi hỏi pháp luật lao động đẩy đủ và khả thi hơn. Thực tế chứng minh thị trường lao động ở ngân hàng VPBANK có nhiều đặc điểm riêng biệt như cung lao động lớn hơn cầu nhưng lại thiếu lao động trình độ cao; khu vực tư nhân đang phát triển nên lực lượng sử dụng lao động chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh phụ thuộc nhiều vào điều kiện tồn tại… Như vậy, việc điều chỉnh quan hệ giao kết hợp đồng lao động, điều tiết thị trường lao động cần linh hoạt, từng bước chuyển sang quá trình các bên tự bảo vệ thông qua hoạt động của tổ chức công đoàn và đại diện người sử dụng lao động. Trong giao kết hợp đồng lao động cần dung hoà tính linh hoạt của thị trường với tính bền vững trong bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động . Nếu không bảo vệ tốt và đề cao vai trò của người lao động thì không khai thác được nguồn lực cho sự phát triển vì họ sẽ kém tích cực, ít đầu tư vào sức lao động, xã hội không ổn định… Nếu bảo vệ người lao động đến mức không tính đến yêu cầu của sự phát triển chung, chấp nhận cả thói quen vô kỷ luật của họ hoặc thủ tiêu động cơ cạnh tranh giữa những người lao động thì lại có thể kìm hãm sự phát triển…

Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động phải đồng thời hướng tới hai mục tiêu: bảo vệ người lao động để ổn định xã hội và phát triển kinh tế làm cơ sở cho tiến bộ xã hội. Điều đó đòi hỏi quá trình giao kết hợp đồng lao động phải có sự hợp lý. Nhà nước bảo vệ người lao động cũng phải trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp của thị trường, chú ý đến nhu cầu chính đáng của cả hai bên.

+ Về vấn đề liên quan đến tiền lương: thì nên thay đổi điều kiện tăng lương ví dụ là 3 tháng tăng lương một lần và tăng lương theo thâm niên. Về các khoản tiền trợ cấp nên tăng lên và không cắt xén và trừ bớt một cách vô lí.

+ Ngân hàng cần đặt ra những quy định nhằm siết chặt quản lí định mức lao động tại ngân hàng, tránh tình trạng ngân hàng sử dụng nó như một công cụ để bóc lột sức lao động, tùy tiện áp đặt để người lao động làm thêm giờ không công hoặc trả công không xứng đáng.

+Về ngày giờ làm việc, nghỉ ngơi nên sắp xếp hợp lí.

+Về nội dung an toàn vệ sinh lao động ngân hàng nên yêu cầu người lao động tuân thủ đầy đủ các quy định về trang bị bảo hộ lao động để đảm bảo sự an toàn cho cả người lao động và ngân hàng. Nghiêm chỉnh xử phạt các hành vi vi phạm quy định đã đề ra.

+ Đối với trường hợp người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thực hiện đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần có biện pháp ràng buộc trách nhiệm của người lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng để bảo vệ quyền và lợi ích của ngân hàng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người lao động tìm hiểu và thực hiện pháp luật về HĐLĐ mới ban hành. Cụ thể ngân hàng cần thường xuyên hướng dẫn các quy định pháp luật theo BLLĐ 2012 và các văn bản hướng dẫn liên quan đến quyền lợi của người lao động để người lao động trong ngân hàng để họ nắm rõ được các quy định pháp luật từ đó tuân thủ, thực hiện một cách tốt nhất. Các trung tâm môi giới, giới thiệu việc làm cho người lao động cần phải giới thiệu kiến thức về pháp luật lao động và đặc điểm của các loại hình ngân hàng, công việc họ phải làm trước khi họ vào ngân hàng làm việ.

Nhận thức của các bên trong quan hệ lao động có ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện và phát huy hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ lao động đặc biệt là người lao đông. Để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật cũng như các văn bản nội bộ của ngân hàng, ngân hàng cần phải tập trung đầu tư, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch để tuyển truyền phổ biến đến người lao động.

Nội dung đào tạo người lao động không chỉ phổ biến, hướng dẫn về tổng quan các quy định của pháp luật, đặc biệt là những quy định liên quan trực tiếp, thường xuyên là căn cứ để áp dụng trong thực tiễn hoạt động của ngân hàng, gắn sát với vị trí việc làm của người lao động mà còn cần quán triệt giá trị, nội dung, chủ trương hướng đến của các văn bản nội bộ do Ngân hàng ban hành để toàn thể cán bộ, người lao động hiểu rõ. Ngoài ra, còn có các quy trình và bộ mẫu thực hiện đã được ngân hàng xây dựng. Phổ biến nội dung này để cán bộ, người lao động nắm được cách thực hiện, xác định được vị trí, vai trò của mình trong đó và quan trọng là truyền thông, vận động để triển khai thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong thực tiễn hoạt động.

Phương pháp đào tạo có thể bằng nhiều hình thức như trực tiếp, trực tuyến qua mail hoặc thư điện tử và đặc biệt có thể công bố nội dung các văn bản, quy định, quy trình thông qua việc dán công khai tại nơi làm việc, gửi bản cứng đến từng phòng ban hoặc từng người lao động. Sau đó ngân hàng có thể yêu cầu người lao động lập bài thu hoạch rồi nộp lên trên từ đó ngân hàng có thể đánh giá được nhận thức của người lao động cũng như kết quả đào tạo. Qua đó nếu người lao động cảm thấy có những vứng mắc hay có điều khoản không hợp lí có thể bảo lại cho phía ngân hàng để ngân hàng kịp thời giải quyết. Đồng thời, yêu cầu người lao động ký xác nhận về việc đã được phổ biến, tuyên truyền, quán triệt và nhận thức được đầy đủ các nghĩa vụ của mình sau khi được đào tạo.

- Xây dựng cơ chế đối thoại giữa người lao động và ngân hàng: ngân hàng và người lao động cần có ý thức tìm hiểu, thay đổi cách nhìn và thái độ đối với bên kia. Ngân hàng cần tạo điều kiện để người lao động có cơ hội, thời gian gặp gỡ với đại diện ngân hàng để trao đổi, lắng nghe ý kiến và đề xuất của họ.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngân hàng: Hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định chính là chất lượng nguồn nhân lực. Nếu được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp thì việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động sẽ được duy trì và phát triển hơn nữa. Khi người lao động đã thành thạo về công việc, làm việc có trách nhiệm, năng suất lao động tăng lên thì tiền lương của người lao động cũng sẽ tăng và ngân hàng cũng phát triển bền vững.

- Hoàn thiện hệ thống quy trình, văn bản nội bộ trong việc áp dụng pháp luật về hợp đồng lao động tại ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Liễu Giai. Hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ trong Ngân hàng là một đòi hỏi cần thiết bởi hệ thống văn bản nội bộ trong doanh nghiệp thường bao gồm: Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, thang, bảng lương, quy chế lương, quy chế, quy trình, quy định nghiệp vụ khác..., chứa đựng những quy phạm nội bộ, điều chỉnh các yếu tố phát sinh, thực hiện, thay đổi, chấm dứt HĐLĐ trong quan hệ lao động. Hệ thống văn bản nội bộ được xem là hành lang pháp lý rất quan trọng trong công tác quản lý điều hành, giúp các nhà lãnh đạo Ngân hàng quản lý ở tầm vĩ mô mà không phải can thiệp quá sâu vào công việc của từng người cụ thể, tác động, giúp người lao động trong doanh nghiệp tự động điều chỉnh suy nghĩ, hành vi và quá trình thực hiện công việc... Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống vãn bản nội bộ còn là cơ sở nâng cao hiệu quả thực hiện HĐLĐ.

Như vậy để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về HĐLĐ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Liễu Giai, Ngân hàng có thể áp dụng các giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống quy trình, văn bản nội bộ của Ngân hàng; nâng cao hiểu biết pháp luật và tăng cường khả năng vận dụng pháp luật về HĐLĐ của cán bộ nhân sự, cán bộ pháp chế, trưởng các đơn vị; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về HĐLĐ cho toàn thể người lao động trong ngân hàng.

KẾT LUẬN

Việc giao kết hợp đồng lao động hiện nay đã đem lại nhiều kết quả rất khả quan trong việc sử dụng lao động, nâng cao năng suất lao động, kết hợp hài hoà giữa quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngân hàng đã ký kết và thực hiện có hiệu quả hợp đồng lao động. Bên cạnh việc giao kết hợp đồng lao động, các nội dung chính của hợp đồng lao động như: việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…đã được Ngân hàng tuân thủ khá tốt. Các qui định về hình thức, loại hợp đồng, thay đổi tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động cũng được vận dụng phù hợp với pháp luật và thực tiễn đời sống. Tính dân chủ của hợp đồng lao động, những cái lợi do hợp đồng lao động mang lại cho ngân hàng là to lớn, không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, các quan hệ lao động biến động phức tạp, các qui định pháp luật không thể hoàn thiện ngay một lúc, trong khi cung và cầu sức lao động trên thị trường lại bất lợi cho người lao động nên không tránh khỏi không ít doanh nghiệp các loại, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng lao động. Những vi phạm này không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động mà còn là một trong nguyên nhân đáng kể gây nên các vụ tranh chấp lao động và đình công.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2013), Thông tư số 11/2013/TT- BLĐTBXH ngày 11/6/2013 quy định về danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc.

2. Chính phủ (2014), Nghị định 03/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về việc làm.

3. Chính phủ (2015), Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

4. Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

5. Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của chính

phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động 6. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, số 10/2012/QH13, ngày 18/6/2012.

B. Khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ

1. Nguyễn Văn Minh (2015), Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp ở Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

C. Tài liệu nước ngoài

1. Paul Pieschi Vi vet (1993), Contrat de Travail (Existence - Foramtion), Dalloz, Paris.

2. Steckler (1996), Kompendium Arbeitsrecht und Sozialversicherung, 4.Auflage, Bielefeld.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh liễu giai (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w