6. Kết cấu của khóa luận
2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tạ
đồng lao động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Chi nhánh Liễu Giai
2.3.1. Thực tiễn giao kết hợp đồng lao động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Chi nhánh Liễu Giai
a) Về việc đảm bảo điều kiện chủ thể và nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động * Chủ thể giao kết hợp đồng
Việc đảm bảo điều kiện của chủ thể giao kết HĐLĐ có liên quan chặt chẽ đến việc đảm bảo các nguyên tắc giao kết HĐLĐ, chỉ khi các chủ thể có đủ năng lực chủ thể thì mới có khả năng thực hiện đúng các nguyên tắc. Nhìn chung, các quy định của pháp luật về chủ thể giao kết HĐLĐ được thực hiện tương đối tốt, nghiêm chỉnh trong ngân hàng nhưng đôi khi cũng có một số vi phạm xảy ra.
Người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Chi nhánh Liễu Giai là Giám đốc rất ít khi trực tiếp giao kết với người lao động mà họ thường ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng như trưởng phòng nhân sự. Thực tế ở trong ngân hàng khi giao kết hợp đồng bằng văn bản, thường ban nhân sự của ngân hàng đã soạn thảo trước các nội dung cơ bản của hợp đồng, thậm chí người sử dụng lao động đã kí trước. Nếu đồng ý với các điều khoản của HĐLĐ thì người lao động ký vào bản HĐLĐ và quan hệ lao động giữa hai bên được thiết lập. Dù không trực tiếp giao kết hợp đồng với người lao động không bị coi là vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ bởi vì người sử dụng lao động không bắt ép hay ép buộc người lao động phải kí vào hợp đồng. Trên việc soạn thảo trước hợp đồng thấy được ngân hàng đã thể hiện rõ ý chí là cố định và không thể thay đổi được. Với cách thức giao kết đó không phản ánh đúng bản chất của HĐLĐ nhưng sự can thiện của pháp luật dường như là khó khăn thậm chí là không thể vì chưa có quy định nào cấm người sử dụng lao động làm như vậy.
BLLĐ năm 2012 quy định người sử dụng lao động phải trực tiếp giao kết HĐLĐ với người lao động nhưng hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Từ đó thấy được, BLLĐ năm 2012 vẫn còn nhiều vấn đề chưa thực sự phù hợp với thực tiễn trong quá trình thực hiện tại các doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Chi nhánh Liễu Giai nói riêng vì người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng có thể trực tiếp giao kết với người lao động vì người sử dụng lao động phải bận rất nhiều công việc khác nhau không phải lúc nào cũng có mặt ở ngân hàng được. Một ví dụ minh chứng đơn giản nếu trong một ngân
hàng lớn rất nhiều chi nhánh trải dài cả nước thì việc một tổng giám đốc phải trực tiếp giao kết hợp đồng với người lao động tại các chi nhánh quả thực đây là vấn đề rất khó khăn.
* Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Về cơ bản người sử dụng lao động và người lao động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Chi nhánh Liễu Giai đã tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật về nguyên tắc giao kết HĐLĐ. Thực tiễn biểu hiện của các nguyên tắc giao kết HĐLĐ rất là phức tạp và đa dạng nên nếu mà chúng ta nhìn bề ngoài thì khó có thể một quan hệ lao động giữa người lao động với ngân hàng có dấu hiệu lừa gạt, dụ dỗ hay ép buộc.
Trước khi ký kết HĐLĐ chính thức, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Chi nhánh Liễu Giai đã thực hiện ký đồng thử việc với người lao động. Sau thời gian thử việc đa số người lao động đều đáp ứng được yêu cầu mà ngân hàng đề ra. Nguyên tắc không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội là nguyên tắc thường bị vi phạm nhiều nhất trong ngân hàng. Dù cho người lao động và người sử dụng lao động có thể đều biết được nhưng vẫn cùng nhau thỏa thuận để vi phạm, như việc thỏa thuận pháp luật về loại HĐLĐ giao kết về thời hạn, một số nội dung của hợp đồng. Hiện nay, trong ngân hàng dù có thỏa ước lao động tập thể nhưng chỉ là để đối phó, với nội dung bên trong chỉ là sao chép một ít luật, rất ít nội dung thỏa thuận cao hơn quy định pháp luật. Ví dụ như vấn đề về tiền thưởng ngân hàng không nêu rõ mức thưởng bao nhiêu và những trường hợp nào được thưởng. Từ đó ta có thể thấy rằng, việc đảm nguyên tắc này nhằm bảo vệ người lao động, đảm bảo sự quản lí của Nhà nước cũng chỉ mang tính hình thức, thiếu thiết thực và ý nghĩa thực tế tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Chi nhánh Liễu Giai
b) Về việc đảm bảo nội dung, hình thức hợp đồng lao động
* Về nội dung trong HĐLĐ: Qua tìm hiểu các HĐLĐ đã được ký kết tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Chi nhánh Liễu Giai cho thấy về cơ bản nội dung trong hợp đồng tại ngân hàng phản ánh đầy đủ các điều khoản theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, sai phạm về nội dung của hợp đồng như:
Các điều khoản trong HĐLĐ tuy đầy đủ nhưng thường không rõ ràng, được viết chung chung, đặc biệt như điều khoản về công việc phải làm (ví dụ ghi chức năng chuyên môn: kiểm soát) hoặc có sự vi phạm về thời hạn của hợp đồng. Ngân hàng chỉ kí HĐLĐ xác định thời hạn với người lao động (thông thường là HĐLĐ xác định thời hạn 01 năm) mà không ký HĐLĐ không xác định thời hạn. Ngân hàng thường ký đi ký lại nhiều lần loại HĐLĐ xác định thời hạn mà không chuyển sang ký HDLĐ không
xác định thời hạn như quy định tại Điều 22 BLLĐ 2012. Thực tế tại ngân hàng đã có người lao động phải ký đến 5, 6 lần HĐLĐ xác định thời hạn và không được chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn. Theo quy định tại Điều 22 BLLĐ 2012 thì chỉ được ký 2 lần HĐLĐ xác định thời hạn và lần thứ 3 phải kí HĐLĐ không xác định thời hạn. Theo thống kê của Phòng nhân sự, trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018 thì có 53,5% người lao động ký HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng, 38,5% người lao động ký HĐLĐ xác định thời hạn từ 12- 36 tháng và chỉ có 7% người lao động được ký HĐLĐ không xác định thời hạn. Đã có nhiều lần ngân hàng yêu cầu người lao động thử việc vượt quá thời hạn mà Nhà nước quy định mà tiền lương trong thời gian thử việc này người lao động không bằng mức lương tối thiểu pháp luật quy định. Những vi phạm này không chỉ gây thiệt hại cho người lao động vì không được đảm bảo một số các quyền lợi đáng ra mình được hưởng mà bên phía ngân hàng cũng bị gặp khó khăn lực lượng lao động không được ổn định.
Bên cạnh đó, còn một số thỏa thuận khác bị vi phạm như : Vi phạm về thời gian làm việc (ví dụ quy định thời giờ làm việc tiêu chuẩn là 8h/ngày nhưng thường bị tăng lên 10h - 12h/ngày), ngày nghỉ thì vẫn phải đi làm thường bị cắt xén. Thời gian người lao động làm thêm tại ngân hàng họ vẫn được trả lương làm thêm nhưng thường thấp hơn mức quy định nhà nước và có một số trường hợp bị trả lương thiếu cho thời gian làm thêm.
Ngoài ra, tại ngân hàng còn có trường hợp người lao động đã làm việc được một thời gian nhưng ngân hàng vẫn chưa kí HĐLĐ với người lao động điều này gây thiệt thòi cho người lao động đặc biệt là quyền lợi về chế độ bảo hiểm xã hội.
* Về hình thức giao kết hợp đồng lao động
Đa số người lao động trong ngân hàng đều được giao kết HĐLĐ bằng văn thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Qua khảo sát trong các giai đoạn khác nhau, tỷ lệ thực hiện đúng quy định là khá cao tuy chưa phải tuyệt đối và còn một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên còn một số trường hợp vi phạm quy định về hình thức như thuê lao động mà không kí hợp đồng và chậm kí hợp đồng cho người lao động. Điều đó chứng tỏ còn những quan hệ pháp luật được thiết lập trên thực tế nhưng không có cơ sở pháp lí chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi của các bên và thực tế người lao động luôn ở thế yếu so với ngân hàng nay lại bất lợi hơn trong việc tự bảo vệ mình ngược lại ngân hàng lại có lợi về việc không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Đối với người lao động khi lao động mùa vụ ngắn ngày thì ngân hàng thường không giao kết HĐLĐ mà chỉ giao khoán công nhật, trả tiền theo ngày lao động (làm ngày nào tính tiền ngày đấy).
2.3.2. Thực tiễn thực thiện hợp đồng lao động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Chi nhánh Liễu Giai
a) Thực hiện các nội dung bắt buộc trong hợp đồng
- Những thỏa thuận về công việc phải làm, điều kiện làm việc, quản lí lao động được người sử dụng lao động và người lao động thực hiện tương đối đầy đủ. Vì khi giao kết HĐLĐ thì đây là vấn đề mà cả hai bên đều đặc biệt quan tâm đến, xác định được hành vi xử sự tương đối rõ ràng. Khi người lao động đã giao kết thành công hợp đồng và bắt đầu công việc thì họ phải làm tốt công việc của mình thì mới duy trì được mối quan hệ với ngân hàng vì ngân hàng thường xuyên yêu cầu người lao động phải tăng cường độ lao động và tăng năng suất làm việc.Về phía ngân hàng phải trang bị các phương tiện như: máy tính, máy đếm tiền, máy in, máy scan ...) để người lao động làm việc tốt hơn vì yêu cầu cao của mình.
Tuy nhiên, đã có một số lần ngân hàng đã ép người lao động thực hiện công việc với cường độ lớn, yêu cầu vượt quá khả năng của người lao động khi không tạo đủ điều kiện để người lao động có thể hoàn thành công việc. Thậm chí nhiều quản lí còn xúc phạm người lao động do lợi dụng chức vị quản lí của mình khiến người lao động có tâm lí không thoải mái khi làm việc dấn đến năng suất lao động giảm sút. Điều đó dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra là nhân viên đình công không làm việc, theo thống kê của bộ phận nhân sự của ngân hàng thì trong năm 2018 vừa qua đã có 2 đợt nhân viên đình công vào thời điểm ngày 17/3 và 25/11. Qua tìm hiểu tại ngân hàng cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đình công của người lao động là chưa đảm bảo được về vấn đề tiền lương, thời gian và môi trường làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu. Người lao động trong một số trường hợp đã không tuân thủ nội quy lao động như: Nói chuyện riêng, ăn uống khi đang trong thời gian làm việc dẫn đến hiệu quả công việc không cao, người sử dụng lao động không muốn điều này xảy ra khiến họ mất thiện cảm về người lao động.
Việc đảm bảo về tiền lương, thu nhập cho người lao động trong ngân hàng được thực hiện tương đối tốt.
Hiện nay, quy định về tiền lương trong ngân hàng đã tương đối đầy đủ và thường xuyên được điều chỉnh nên việc thực hiện việc trả lương cho người lao động không được trái với quy định này.
Chế độ về tiền lương, phụ cấp cho người lao động khá tương xứng với sức lao động mà người lao động bỏ ra để thu về lợi nhận cho ngân hàng. Nhiều nhân viên trong ngân hàng khi họ chịu khó và làm tốt việc của mình thu nhập của họ có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
Hằng năm, ngân hàng thường điều chỉnh tiền lương cho người lao động dựa trên tình trạng lạm phát trượt giá để hỗ trợ đời sống cho người lao động.
Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn thực hiện chế độ tăng lương cho người lao động nhưng đáng nói là chi phí nâng lương chủ yếu dựa vào bằng cấp và chức vụ, rất ít khi dựa vào thâm niên.
Về khoản trợ cấp, phụ cấp cho người lao động thì ngân hàng dựa vào mức lương tối thiểu để tính. Khi người lao động mà mắc lỗi tuy nhỏ nhưng các khoản trợ cấp, phụ cấp này sẽ bị trừ, có trường hợp bị trừ hết.
Về trả lương cho người lao động trong thời gian làm thêm giờ: tiền lương làm thêm thấp hơn mức quy định của nhà nước và một số trường hợp bị trả thiếu lương làm thêm.
Bên cạnh đó còn còn có hạn chế do ngân hàng chưa xây dụng thang bảng lương, định mức lao động và quy chế trả lương cho người lao động
- Việc thực hiện thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động còn gặp nhiều sai phạm: Tình trạng giờ làm việc lên đến 10-12h/ngày. Ða số thời giờ làm thêm đều được thông báo trước cho người lao động và được họ đồng ý nhưng cũng có một số trường hợp tăng ca không báo trước. Việc này khiến người lao động không có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động nhưng họ vẫn chấp nhận vì nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện khá tốt trong ngân hàng: Ngân hàng luôn trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết đảm bảo an toàn cho người lao động
- Chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện tốt 100% cán bộ nhân viên đều tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ
b) Thực hiện các thỏa thuận đãi ngộ khác trong ngân hàng
- Về các thỏa thuận khác trong HĐLĐ như thử việc, chế độ đào tạo,.. hầu như ít xảy ra tranh chấp, mẫu thuẫn giữa hai bên khi thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vi phạm xảy ra như ngân hàng áp dụng thời gian thử việc, tiền lương thử việc không đúng như quy định
- Ngoài ra một số đãi ngộ khác cho người lao động mặc dù không được ghi trong hợp đồng nhưng trong quá trình thực hiện ngân hàng vẫn thực hiện đầy đủ cho người lao động. Những đãi ngộ đó thường là mỗi năm cho người lao động đi du lịch một lần, khám sức khỏe định kì, chế độ thưởng hằng năm, thưởng các dịp lễ tết cho người lao động. Việc thực hiện những thỏa thuận đãi ngộ có đã tạo động lực khuyến khích người lao động.
- Tuy nhiên, trong thời buổi nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, ngày càng nhiều ngân hàng thành lập nên ngân hàng luôn đặt mục tiêu tối đa hóa doanh thu lên hàng đầu. Ngân hàng thực hiện những hành vi gây thiệt hại cho người lao động như: giảm chi phí cho nhân công, điều kiện làm việc thì không được đảm bảo, đối xử không công bằng.
2.4 Nhận xét chung về giao kết, thực hiện hợp đồng lao động tại ngân hàngVP Bank VP Bank
2.4.1. Kết quả đạt được
Có thể nói các vấn đề cơ bản trong giao kết hợp đồng lao động đã được ngân hàng tuân thủ: từ việc giao kết, thực hiện, thay đổi đến chấm dứt hợp đồng lao động. Các chủ thể đã có ý thức xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Việc thực hiện quy định về điều kiện của chủ thể giao kết, nguyên tắt giao kết hợp đồng lao động, quy định đảm bảo về công việc, địa điểm làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động là tương đối đầy đủ. Ngân hàng đã căn cứ vào quy định của pháp luật để áp dụng rất tốt việc thỏa thuận và thực hiện các thỏa thuận cao hơn cho người lao động như vấn đề đào tạo, tiền