Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh liễu giai (Trang 36 - 37)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

hợp đồng lao động

- Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về giao kết hợp đồng

Về hình thức hợp đồng cần phải bổ sung thêm một số trường hợp bắt buộc phải kí HĐLĐ bằng văn bản (không bị hạn chế bởi loại HĐLĐ) như giao kết HĐLĐ với người lao động dưới 15 tuổi, với người lao động có khiếm khuyết về mặt thể chất, người làm công việc nặng nhọc độc hại… Hình thức văn bản của HĐLĐ cần được thừa nhận đa dạng hơn miễn là có căn cứ cho thấy các chủ thể thể hiện ý chí đích thực trong quan hệ hợp đồng không nên quá khó khăn, máy móc về hình thức văn bản nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Về vấn đề giao kết hợp đồng với người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng học vẫn muốn kéo dài dài thời hạn hợp đồng. Thực tế, do có nhiều trường hợp nguời lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo Điều 187 BLLĐ 2012 nhưng do thời gian tham gia bảo hiểm của họ còn thấp, không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Vì vậy cần có quy định chi tiết về vấn đề này.

Về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ: Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại về tài sản do giao tiền, hàng hóa cho nhân viên của mình... Vì vậy, sẽ hợp lý hơn nếu pháp luật cho phép một số công việc người sử dụng lao động được yêu cầu người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ và quy định rõ thành danh mục nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động, đồng thời hạn chế tình trạng người lao động lợi dụng quy định của pháp luật để gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động.

- Thứ hai, về thỏa thuận thử việc.

Trong các doanh nghiệp tuyển dụng người lao động vào học nghề để sử dụng, thì sau khi đào tạo nghề xong người lao động có phải thử việc nữa hay không? Hiện nay pháp luật chưa có quy định về điều này.

Trong thời gian thử việc tiền lương của người lao động ít nhất bằng 85% mức lương cấp bậc của công việc đó, nhưng nếu tiền lương đó thấp hơn mức tiền lương tối thiểu thì có mâu thuẫn với quy định tại Điều 90 BLLĐ 2012 về mức lương tối thiểu hay không? Vì vậy, cần quy định rõ ràng trong thời gian thử việc, tiền lương của người lao động ít nhất bằng 85% mức lương cấp bậc của công việc đó nhưng không thấp hơn tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

- Thứ ba, hoàn hiện quy định pháp luật về chấm dứt HĐLĐ.

Cần đưa ra quy định hướng dẫn cụ thể để có một cách hiểu đúng đắn hơn về trường hợp chấm dứt HĐLĐ khi người lao động đã đủ thời gian đóng bảo hiểm và

hưởng lương hưu. Hiện nay, theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội cũng như quy định tại khoản 1 Điều 187 BLLĐ thì “người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu việc nghỉ hưu là quyền của người lao động chứ không phải là nghĩa vụ của người lao động, nên đây chỉ có thể coi là trường hợp mà các bên lấy làm căn cứ để thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ chứ không phải là căn cứ để HĐLĐ đương nhiên chấm dứt do một sự kiện phá p lý phát sinh. Hơn nữa, trên thực tế có những người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng họ vẫn có nhu cầu tiếp tục lao động và ký kết hợp đồng làm việc tại các doanh nghiệp.

- Thứ tư, hoàn thiện quy định pháp luật về thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hợp đồng lao động.

Việc vi phạm pháp luật về HĐLĐ diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp, gây thiệt hại đến quyền lợi của người sử dụng lao động và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật là rất cần thiết. Hiện nay chưa có một quy định cụ thể rõ ràng nào về số lượng, thời gian diễn ra các đợt thanh tra tại các doanh nghiệp nhằm ràng buộc và nhấn mạnh cho người sử dụng lao động tuân thủ pháp luật tốt hơn. Như vậy trong BLLĐ cần phải có một điều luật quy định rõ ràng về cơ chế, thời gian, các kỳ thanh tra tối thiểu một năm bao nhiêu đợt để siết chặt hơn nữa việc tuân thủ pháp luật của cả hai bên người lao động và người sử dụng lao động.

- Thứ năm, về thỏa thuận thử việc

Trong các doanh nghiệp tuyển dụng người lao động vào học nghề để sử dụng, thì sau khi đào tạo nghề xong người lao động có phải thử việc nữa hay không? Hiện nay pháp luật chưa có quy định về điều này.

Trong thời gian thử việc tiền lương của người lao động ít nhất bằng 85% mức lương cấp bậc của công việc đó, nhưng nếu tiền lương đó thấp hơn mức tiền lương tối thiểu thì có mâu thuẫn với quy định tại Điều 90 BLLĐ 2012 về mức lương tối thiểu hay không? Vì vậy, cần quy định rõ ràng trong thời gian thử việc, tiền lương của người lao động ít nhất bằng 85% mức lương cấp bậc của công việc đó nhưng không thấp hơn tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh liễu giai (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w