Với chiều cầu hiền

Một phần của tài liệu Tu lieu tham khao mon van (Trang 37 - 43)

hiền

(cầu hiền chiếu)

* PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn. Viện

văn học.

Chiếu là một loại công văn, văn bản hành chính thời xa, đợc nhà vua dùng để ban bố các mệnh lệnh. Thể văn chiếu thời cổ xa gọi là cáo, có khi đợc gợi là chiếu th, chiếu chỉ, thờng mang nội dung nghị luận, bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia, có ý nghĩa lịch sử và văn hoá hết sức đặc sắc. Văn của các bài chiếu thờng hàm súc, ngắn gọn, lời lẽ trang trọng, rõ ràng, tao nhã. Trong nền văn học dân tộc từng xuất hiện nhiều bài văn chiếu nổi tiếng nh Thiên đô chiếu(Chiếu dời đô) của Lí Thái Tổ, Xá thuế chiếu(Chiếu xá thuế) của Lí Thái Tông, Lâm chung di chiếu( Chiếu để lại trớc lúc mất) của Lí Nhân Tông…Riêng tác gia Ngô Thì Nhậm đã sớm ra cộng tác với triều Tây Sơn, giúp vua Quang Trung soạn thảo nhiều bài văn chiếu và th từ đối đáp với nhà Thanh. Trong tập Hàn các anh hoa, ông đã thay Quang Trung soạn thảo tới 18 bài văn chiếu, đề cập đến nhiều vấn đề nh việc lên ngôi, hiểu dụ các quan văn võ triều cũ, khuyến nông, lập nhà học, mở khoa thi, dụ quân Tầu ô… Bài chiếu cầu hiền đợc Ngô Thì Nhậm viết theo lệnh vua Quang Trung nhằm thu hút nhân tài bốn phơng cùng tham gia xây dựng tân triều, phò vua giúp nớc. Trớc đó hơn ba thế kỉ, nhà văn hoá Thân Nhân Trung(1418-1499) từng khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Có thể khẳng định rằng tất cả các bậc vua sáng, các triều đại thịnh trị đều quan tâm lựa chọn, trọng dụng ngời hiền tài. Đặc biệt dới thời vua Quang Trung, trong hoàn cảnh hàng ngũ cựu thần vốn đã nhiều đời hởng lộc nhà Lê và quen với nếp nghĩ truyền thống trung quân xa cũ nên cha dễ một sớm một chiều

hiểu biết, tôn phục triều đại mới. Vì thế sự kiện Ngô Thì Nhậm chuyển sang cộng tác với triều Tây Sơn cùng việc đóng vai trò mu sĩ và thay Quang Trung thảo chiếu cầu hiền đã thuyết phục đợc nhiều cựu thần nhà Lê-Trịnh nh Phan Huy ích, Ninh Tốn, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn…thay đổi hẳn thái độ.

Bài Chiếu cầu hiền thể hiện đợc tầm nhìn xa trông rộng, quan điểm trọng dụng ngời tài, chủ trơng cầu hiền đứng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp xong thù trong giặc ngoài. Với kiến văn sâu rộng, lập luận chặt chẽ, có hô ứng, có đóng mở hài hoà, Ngô Thì Nhậm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ viết bài chiếu, khiến ngời hiền tài cảm thấy tâm phục khẩu phục, không thể không ra hợp tác với tân triều Tây Sơn. Ngay từ những dòng mở đầu bài chiếu đã cho thấy bản chất vấn đề, bản chất lẽ phải, tính quy luật và tính phổ quát của mối quan hệ giữa việc xuất hiện ngời hiền và việc sử dụng ngời hiền tài: “Từng nghe: ngời hiền ở trên đời cũng nh sao sáng ở trên trời. Sao tất phải châu tuần về Bắc thần, ngời hiền tài tất phải do thiên tử sử dụng. Nhợc bằng giấu mình ẩn tiếng, có tài mà không để cho đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra ngời hiền tài”… Rõ ràng lời mở đầu này giống nh một mũi tên bắn trúng ba đích: vừa tôn vinh, trân trọng và thoả mãn đợc tâm lí có phần kiêu kì của bậc hiền tài, vừa đánh thức tiềm năng, kích thích nhu cầu chính đáng “Dụng chi tắc hành” (Đợc dùng đến thì ra hành đạo) của bậc chính nhân quân tử, vừa chỉ rõ nguy cơ bị đào thải nếu ngời hiền tài đi ngợc lại quy luật tạo hoá và cứ kh kh ở ẩn, không chịu ra cứu đời giúp nớc.

Trong phần tiếp theo, bài chiếu nhấn mạnh cái lí do có thể hiểu đ- ợc của những ngời hiền tài vùng Bắc Hà từng gặp “thời gấp vận cùng” nên buộc phải lựa chọn con đờng ở ẩn “cố giữ tiết tháo”, thậm chí đến mức “chỉ lo trốn tránh, hầu đến trọn đời”; từ đó so sánh và chỉ ra hiện trạng trớc mắt, vừ trách cứ vừa bộc lộ nỗi niềm mời gọi thiết tha và nêu giẩ định phản vấn một cách nhún nhờng: “Trẫm đ- ơng để ý lắng nghe, sớm hôm mang mỏi. Thế mà những ngời tài cao học rộng, cha có ai đến. Hay trẫm là ngời ít đức, không xứng để những ngời ấy phò tá chăng? Hay là đơng thời loạn lạc, họ cha thể phụng sự vơng hầu?”… Những câu hỏi đợc đa ra để bậc thức giả cùng suy xét, chiêm nghiệm về việc lựa chọn minh chủ và cái nhìn sáng suốt, tỉnh táo về thời cuộc. Cách nói khiêm nhờng và khẩn thiết ấy đợc nâng cao, nhấn mạnh khi liên hệ tới trách nhiệm phải có của bậc hiền tài trớc hiện tình đất nớc, trớc vận hội mới, xu thế mới: “Đơng khi trời còn thảo muội, là lúc quân tử thi thố kinh luân, nay

buổi đầu đại định, mọi việc còn đơng mới mẻ, giềng mối triều đình còn nhiều thiếu sót, công việc biên ải chính lúc lo toan. Dân khổ cha hồi sức, đức hoá cha thấm nhuần, trẫm chăm chắm run sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan..”. Thực chất đây là lời giải thích, nói rõ nhu cầu của cả vơng triều, thời vận đất nớc và sự mong đợi của chúng dân trăm họ. Xuất phát từ thực tế ấy mà nảy sinh nhu cầu và lời mời gọi ngời hiền tài một cách khẩn thiết, có lí có tình. Đặc biệt bài chiếu nhấn mạnh nỗi lo toan của nhà vua, đa ra hình ảnh so sánh để kẻ sĩ hiểu đợc công việc dựng xây đất nớc là sự nghiệp chung và tỏ bày lời khẩn cầu chân thành- “sức một cây gỗ không chống nổi toà nhà to, mu lợc một kẻ sĩ không dựng đợc cuộc thái bình”, “huống chi trong cõi đát rộng lớn đến thế này, há lại không có ngời kiệt xuất hơn đời, để giúp rập chính sự buổi ban đầu cho trẫm ?”… Điều này cho thấy tầm kiến thức sâu rộng cũng nh khả năng nắm bắt tâm lí, nghệ thuật chinh phục lòng ngời và diễn giải vấn đề bặc thầy của Ngô Thì Nhậm.

Trong phần cuối bài chiếu, ngời viết thêm một lần nữa đề cao vai trò ngời hiền tài, “tài năng học thuật, mu hay giúp ích cho đời”, “ng- ời có tài nghệ”, ngời “giấu tài ẩn tớng”, “những ai tài đức”, đều nằm trong phạm vi và đối tợng đợc mời gọi. Những ngời đợc gọi là hiền tài cũng có nhiều cách để thi thố tài năng, tuỳ tâm tuỳ sức góp phần vào sự nghiệp chung. Họ chỉ có thể “dâng th tỏ bày công việc”, có quyền đợc phản biện, đợc nêu ý kiến riêng và ngay cả việc nêu vấn đề cha đúng cũng không bị bắt tội: “Lời có thể dùng đợc thì đặc cách bổ dụng, lời không dùng đợc thì để đấy, chứ không bắt tội vu khoát”.Một hình thức nữa là “cho phép các quan văn võ đều đợc tiến cử, lại cho dẫn đến yết kiến, tuỳ tài bổ dụng”, nghĩa là triển khai rộng rãi cách thức phát hiện và đề cử, tiến cử nhân tài. Hơn nữa biết rằng các cựu thần của vùng Bắc Hà còn nặng lòng với nhà Lê-Trịnh nên thành phần đợc nhắc đến ở trên “ngời hiền ở ẩn, cố giữ tiết tháo”, “chỉ lo trốn tránh, hầu đến trọn đời” nay lại thêm một lần đợc trân trọng mời gọi, vỗ về. “Hoặc có ngời từ trớc đến nay giấu tài ẩn tiếng, không ai biết đến, cũng cho phép đợc dâng th tự cử, chớ ngại thế là đem ngọc bán rao”. Chính với quan niệm cầu hiền này mà Quan Trung đã thu nạp đợc nhiều nhân tài, trong đó có Ngô Thì Nhậm. rồi đến lợt Ngô Thì Nhậm lại giới thiệu, tiến cử, mời gọi những ngời khác cùng tham gia xây dựng triều đại mới. Nhờ quyết sách đúng đắn đó mà chỉ trong một thời gian ngắn, nhà Tây Sơn đã xây dựng đợc một đội ngũ trí thức hùng hậu, góp

phần xây dựng vơng triều vững mạnh, trong đó có một nền văn hoá-văn học vàng son đáng ghi nhận.

Đến lời kết bài chiếu, tác giả đi đến khái quát, tổng kết các vấn đề đã nêu và khuyến khích kêu gọi: “Ôi trời đất bế tắc thì hiền tài ẩn náu”! Xa thì đúng vậy. Còn nay trời đất thanh bình, chính lúc ngời hiền gặp gỡ gió mây. Những ai tài đức, nên đều gắng lên, để đợc rỡ ràng chốn vơng đình, một lòng cung kính cùng hởng phúc tôn vinh” Rõ ràng bài chiếu không chỉ kêu gọi sự nhập cuộc mà còn mở hớng, hứa hẹnnhững điều tốt đẹp trong tơng lai, cả về nghĩa lớn cho dân cho nớc lẫn vận hội mới sẽ đến với mỗi cá nhân ngời hiền tài. Đồng thời bài chiếu cũng thể hiện đợc tài năng nghệ thuật của Ngô Thì Nhậm trong loại văn nghị luận với những lập luận uyên bác, sắc bén, chặt chẽ, có lí có tình, cho thấy tác giả xứng đáng là một trong những đại biểu xuất sắc của văn học yêu nớc thời Tây Sơn.

Dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại trong truyện ngắn hai đứa trẻ của Thạch Lam.

* TS. Nguyễn Phợng.

Giảng viên trờng Đại học S phạm Hà Nội.

1. Thạch lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1931, và là một trong những cây bút chính của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông vừa tham gia biên tập các tuần báo Phong hoá, Ngày nay, vừa tích cực viết truyện ngắn, tuỳ bút, tiểu luận.

Tham gia tích cực trong nhóm Tự lực văn đoàn, nhng sáng tác của Thạch lam chảy riêng một dòng. Ông thờng hớng ngòi bút về phía những ngời lao động bần cùng sống trong những làng quê bùn lầy nớc đọng, những ngời dân nghèo thành thị lay lắt chốn phồn hoa, những kiếp ngời kiếm sống bằng những nghề vất vả, tủi cực trong những khu hành lạc lắm bùn nhơ hay khu ngoại ô nghèo khổ buồn và vắng.

Ngoài phóng sự Hà Nội ban đêm kí tên Việt Sinh và vài tiểu phẩm, Thạch Lam để lại sáu cuốn sách nhỏ: Gió đầu mùa(1937), Nắng trong vờn(1938), Ngày mới(tiểu thuyết- 1939), Theo dòng(tiểu luận-1941), Sợi tóc (1942), Hà Nội băm sáu phố phờng(1943). Những truyện ngắn của Thạch Lam trong ba tập Gió đầu mùa, Nắng trong vờn, Sợi tóc và tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phờng là một chuỗi tác phẩm viết khá đều tay, mỗi quyển đều có truyện thật hay, xứng đáng xếp vào loại những truyện ngắn giá trị của Việt Nam trong thế kỉ XX.

Thạch lam sở trờng về truyện ngắn-trữ tình. Sự đan xen hài hoà hai yếu tố hiện thực và lãng mạn là nét đặc sắc trong phong cách của ông.

Sáng tác của Thạch Lam không tập trung vào việc tạo dựng cốt truyện do đó thờng ít sự kiện, biến cố và hành động nhng vẫn đầy hấp dẫn bởi thiên hớng đi vào thế giới nội tâm của nhân vật qua việc ghi lại những cảm giác mơ hồ, mong manh và thể hiện bằng một lối viết nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị.

2. Thạch lam khác với nhiều ngời cầm bút cùng thời và cả với hai ngời anh nổi tiếng của mình ở một quan niệm sáng tạo mang tinh thần

hiện đại. ý thức về sứ mệnh của ngời nghệ sĩ khiến Thạch Lam từng khao khát dùng văn chơng nh một vũ khí thanh cao và đắc lực nhằm làm thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, nhng ông không chủ tr- ơng viết các tiểu thuyết luận đề hay hiện thực phê phán để lên án hoặc kêu gọi công chúng bằng những mục đích cụ thể và trực tiếp. Thạch Lam không kêu gọi cải cách, cũng không chủ trơng hay giáo huấn. Đối với ông, cõi đời dẫu phong phú và phức tạp, thiện ác chen nhau, nhng con ngời sinh ra không ai vốn thiện sắn hay ác sẵn. Con ngời rất có thể sa ngã, sai lầm thậm chí gây nên tội ác vì ranh giới giữa cái thiện và cái ác thực chất chỉ cách nhau một sợi tóc, nh ông đã nhận thấy và thể hiện trong một truyện ngắn cùng tên. Tuy nhiên, nhiều khi ngời ta có thể vì một nguyên cớ rất tình cờ mà thay đổi cá tính, nhân cách hay vận mệnh. Những nguyên cớ bé nhỏ, đôi khi có vẻ vụn vặt ấy thờng ngẫu nhiên đến với mỗi ngời vào một thời điểm bất ngờ nào đó, cũng không gây sóng gió hay bão táp gì trong lòng ngời nhng lại mang sức mạnh đánh thức bao giá trị vô danh trong tâm hồn khiến họ bỗng nảy sinh cái nhu cầu đợc sống sâu sắc và nhân ái hơn. Thạch Lam tin và coi ngẫu nhiên nh một món quà ý nhị của cuộc sống nên ông chỉ muốn làm một ngời càm bút đóng cái vai trò khiêm nhờng là gợi ý và gợi mở một cách tế nhị cái thế giới bao la và sâu thẳm ở xung quanh ta và ngay chính trong tâm hồn của mỗi con ngời chúng ta. Cái thế giới ấy, thực ra, vẫn đang vận động một cách bí mật, lặng lẽ và có thể một ngày nào đó bỗng rực sángkhi, vì một nguyên có rất tình cờ, ta chợt nhận ra nó cùng lúc ta chợt nhận ra ý nghĩa làm ngời.

Một phần của tài liệu Tu lieu tham khao mon van (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w