Vận dụng phơng pháp so sánh trong làm văn nghị luận.

Một phần của tài liệu Tu lieu tham khao mon van (Trang 25 - 30)

làm văn nghị luận.

PGS. TS. Lê Quang Hng

Trong thực tế đời sống, trong giao tiếp thờng ngày, chúng ta rất hay dùng biện pháp so sánh, đối chiếu để làm nổi bật đặc điểm riêng, nét độc đáo của một đối tợng nào đó. Trong nghị luận văn học, biện pháp so sánh có tác dụng làm nổi bật, khắc đậm cái hay riêng, tính mới lạ cha từng thấy của vấn đề, của đối tợng đang phân tích. Mặt khác, nhờ mở rộng so sánh mà mạch văn bớt đơn điệu, nặng nề, trở nên thoáng, sinh động. Tuy nhiên, muốn so sánh thực sự có hiệu quả cần có vốn tri thức, có ý thức về phơng pháp.

Chúng ta có thể tìm thấy nhiều kiểu dạng so sánh trong bài nghị luận. Xét từ góc độ thời gian, có so sánh lịch đại và so sánh đồng đại. Xét từ bản chất đối tợng dùng để so sánh có so sánh đối dạng và so sánh đồng dạng.

1.So sánh lịch đại: đặt đối tợng phân tích, bàn luận (từ ngữ, hình ảnh, chi tiết...) trong tiến trình thời gian, liên hệ so sánh cách thể hiện nó trong văn chơng các thời kì trớc hoặc sau đó. Chẳng hạn, so sánh tình cảm thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh với trong thơ cổ điển, hình ảnh cách chim, chòm mây trong bài thơ Mộ (Chiều tối) với thơ Lý Bạch hay Truyện Kiều. Chẳng hạn, so sánh hình ảnh anh Giải phóng quân trong thơ chống Mỹ với hình ảnh anh Vệ quốc quân trong thơ ca kháng chiến chống Pháp, khẳng định con đờng thức tỉnh đến với cách mạng, với tơng lai tơi sáng của ngời phụ nữ lao động miền núi khi phân tích nhân vật Mỵ (Vợ chồng A Phủ) trong sự so sánh với nhân vật chị Dậu(Tắt đèn). Chẳng hạn, so sánh lòng yêu nớc trong thơ ca nay với thơ ca xa. Có thể tham khảo đoạn bình giảng câu thơ trong bài thơ Ngóng gió đông (Nguyễn Đình Chiểu) sau đây:

Bờ cõi xa đà chia đất khác

Nắng sơng nay há đội trời chung.

Lời bình: “Cảm làm sao cho hết đợc cái xót đau trên đất nớc và trong lòng ngời ở câu thơ: “Bờ cõi xa đà chia đất khác”, ở sự đối

lập giữa xakhác! Có phải trong ba chữ bờ cõi xa ấy đã hàm ngụ cả một pho dựng nớc và giữ nớc đậm mồ hôi và xơng máu của bao đời cha ông, từ sự khẳng định dõng dạc chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của đất nớc ở Lý Thờng Kiệt đến niềm tự hào về nền văn hiến rỡ ràng của dân tộc ở Nguyễn Trãi, cũng nh ý chí sắt đá bảo vệ từng tấc đất ở Lê Thánh Tông, giữ gìn từ màu răng đến mái tóc ở Quang Trung. ấy vậy mà nay bờ cõi muôn xa ấy đã bị chia cắt cho kẻ khác, thành đất khác...”(1).

2. So sánh đồng đại: so sánh, liên hệ đối tợng đang phân tích, vấn đề đang bàn luận trong tác phẩm ấy với trong những tác phẩm khác ra đời cùng một thời kì. Biện pháp so sánh này có tác dụng khẳng định vẻ độc đáo, tính riêng của đối tợng, vấn đề. Cùng viết về xã hội nông thôn, ngời nông dân trong chế độ thực dân nữa phong kiến nhng hai cây bút hiện thực xuất sắc Ngô Tất Tố, Nam Cao có hớng khám phá, miêu tả không hoàn toàn giống nhau. Ngô Tất Tố chú ý nhiều đến những hủ tục, sự nhũng nhiễu, đến mâu thuẫn giai cấp căng thẳng, nỗi thống khổ của ngòi dân nghèo trong thời kì su thuế. Nam Cao lại day dứt trớc câu chuyện nhân phẩm bị chà đạp, trớc chuyện vật vã chống chọi với sự xô đẩy của hoàn cảnh...Để làm nổi bật phong thái tài hoa, tâm hồn lãng mạn của ngời lính kháng chiến trong bài Tây Tiến của Quang Dũng, chúng ta so sánh hình tợng ấy đợc thể hiện trong các bài thơ thành công khác ở những năm bấy giờ (nh Nhớ của Hồng Nguyên, Đồng chí của Chính

Hữu, Lên Cấm Sơn của Tân Sắc...). Hoặc khi phân tích cảm hứng về quê hơng đất nớc trong Đất nớc của Nguyễn Đình Thi, chúng ta có thể so sánh với cảm hứng của Hoàng Cầm khi viết Bên kia sông Đuống, của Tố Hữu lúc viết Việt Bắc. Cũng bộc lộ lòng căm hờn trớc

lũ giặc cày xéo quê hơng đất nớc, cũng nói lên niềm tự hào với quê h- ơng đất nớc đẹp giàu, bất khuất nhng mỗi nhà thơ thiên về một sắc thái cảm hứng, có bút pháp thể hiện khác nhau.

3.So sánh đối dạng: Tìm cái trái ngợc, đối lập (về bản chất) với đối tợng đang phân tích, bàn luận, chỉ ra sự tơng phản giữa hai phía để khẳng định cái hay, cái đẹp của đối tợng. Màu trắng của chiếc bánh bao càng ấn tợng khi đặt nó bên cạnh cục than đen! Muốn làm nổi bật dáng vẻ lênh khênh của hiệp sĩ Đôn Kihôtê hãy để chàng ta đi cạnh một Xanchô thấp lùn! Biện pháp đối lập thờng gây ấn tợng mạnh mẽ, sâu đậm về đối tợng (Chúng ta hiểu vì sao cảm hứng lãng mạn say mê những gì lạ thờng, đối lập với thực tại hay gắn với t duy, thủ pháp nghệ thuật này). Để khẳng định lẽ yêu đời, lí t- ởng sống ở ngời thanh niên Tố Hữu kể từ khi đợc “Mặt trời chân lí

chói qua tim” trong tập Từ ấy, có thể so sánh với tâm trạng buồn

chán, nỗi cô đơn ở nhiều thanh niên tiểu t sản đơng thời biểu hiện trong thơ ca lãng mạn. Để ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tinh thần tự nguyện cống hiến cuộc đời mình cho kháng chiến, cho Tổ Quốc của anh bộ đội trong Tây Tiến, trong Đồng chí, có thể so sánh với ngời lính phong kiến “Bớc chân xuống thuyền nớc mắt nh ma” trong bài ca dao lính thú đời xa. Cũng có thể so sánh cùng đề tài ấy, hình ảnh ấy nhng đợc cảm nhận, thể hiện khác nhau nh thế nào qua các bài thơ thuộc các khuynh hớng văn học khác nhau, chẳng hạn

Tiếng hát sông Hơng của Tố Hữu với Lời kỹ nữ của Xuân Diệu,

chẳng hạn cảm xúc trớc mùa thu của Nguyễn Đình Thi trong bài Đất

nớc với của Xuân Diệu trong bài Đây mùa thu tới...

4. So sánh đồng dạng: so sánh đối tợng phân tích, bàn luận với các đồng dạng trong những tác phẩm khác để khai thác vẻ riêng biệt, độc đáo của nó. Có lẽ kiểu so sánh này đòi hỏi rõ nhất sự cảm thụ sâu sắc, tinh tế.

Các bạn hãy quan sát đoạn văn sau:

“Hình nh đã là thi sĩ, không ai có thể vô tình không nói đến cảnh thu. Thế kỉ trớc, nhà thơ làng Yên Đổ đã vang danh trong văn học với ba bài thơ thu trác tuyệt. Sang đầu thế kỉ XX, Tản Đà cũng bùi ngùi mợn tiếng tơ sầu “cảm thu, tiễn thu”. Rồi đến lớp thi nhân cùng thời Xuân Diệu cũng tả cảnh thu, nghe tiếng thu, thơng nhớ bồi hồi với thu. Nhng trong âm hởng của tiếng đàn thu muôn điệu ấy, bài thơ thu của Xuân Diệu vẫn có một nét riêng. Cái tài tình của thi nhân là nói đến một đề tài muôn thuở rất quen thuộc của thi ca chẳng những không trùng lặp sáo mòn, mà còn hé mở những nét mới.”

Để bình giảng Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, tác giả bài viết đã đặt thi phẩm lãng mạn này trong dòng thơ ca viết về mùa thu của dân tộc, từ đó khai thác những nét riêng. Cùng với biện pháp so sánh ấy, tác giả bình khổ kết thúc bài thơ:

“Bài thơ kết lại trong cảm giác về sự chia li. Với cuộc ra đi của sắc màu, của lá cây, sự phai mờ của trăng, của núi là từng bầy chim bay đi tìm chỗ ấm:

Mây vẫn từng không chim bay đi Khí trời u uất hận chia li

ít nhiều thiếu nữ buồn hkhông nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì

Lạ lùng sao, cứ mỗi độ thu về là ngời ta bàng hoàng liên tởng đến phút chia li. Có lẽ cảnh trời thu “mây vẫn từng không” ảm đạm ít

nhiều phù hợp với tâm trạng con ngời khi cách biệt. Ngày trớc Nguyễn Du cho Thuý Kiều tiễn Thúc Sinh vào một buổi chiều thu “Ngời lên

ngựa kẻ chia bào/ Rừng phong thu đẫ nhuốm màu quan san”.

Lu Trọng L nhìn thấy nỗi khắc khoải của lòng ngời khi tiếng thu “thổn thức” làm rạo rực “Hình ảnh kẻ chinh phu/ Trong lòng ng-

ời cô phụ”. Phải chăng tự nó, mùa thu đã hình thành những cuộc

chia li, đã khơi dậy bao nỗi niềm u uất để cho những nàng thiếu nữ đang xuân chợt thoáng buồn vẫn vơ và tựa cửa mơ màng xa xăm?. Cái dáng vẻ của “ít nhiều thiếu nữ buồn không nói” đã điểm thêm vào bức tranh thu một nét diễm lệ yêu kiều của sự hoà điệu giữa con ngời với thiên nhiên. Câu thơ cuối lửng lơ không nh một dấu hỏi, mà nh một dáng t lự. Tác giả không cần đi sâu vào tâm t các cô thiếu nữ, và ta cũng không muốn tìm hiểu thêm, chỉ biết đó là một dáng nét mùa thu hoà điệu với sự ngẩn ngơ của nàng trăng ở trên và khí trời u uất ở dới.

Bài thơ khép lại mà d âm còn vơng vấn trong ta. Không phải cái sáng sủa, tịch mịch nh sắc thu của Nguyễn Khuyến, mùa thu của Xuân Diệu hiện ra với những hình ảnh, màu sắc, biến đổi, tàn phai, ẩn chứa những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn á Đông trớc bớc đi không cỡng lại đợc của thời gian lại đợc diễn tả bằng một ngôn ngữ mới lạ, hiện đại...”(2).

Trong so sánh đối dạng hoặc so sánh đồng dạng có thể xem xét hình ảnh, chi tiết ấy qua nhiều tác phẩm của chính một tác giả. Nếu tìm ra những lần lặp lại nh thế thì đây sẽ là một căn cứ để nhận ra nhiều điều thú vị. Chính Huy Cận đã so sánh khá hay hình ảnh ma trong thơ ông giữa thời trớc và sau cách mạng. Từ “Đêm ma

nằm nhớ không gian/ Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la” đến “Ma xuân tơi tốt cả cây buồm” là quá trình hồi sinh của tâm

hồn nhà thơ cùng cuộc sống mới. Phân tích chi tiết mái tóc bạc của Bác Hồ đợc Tố Hữu nhiều lần thể hiện trong thơ, Hoài Thanh đã có những phát hiện tinh tế:

“Hình ảnh Bác trở đi trở lại không biết mấy lần trong thơ anh. Lần nào cũng giống Bác nhng không lần nào giống lần nào. Nói riêng một chi tiết mái tóc bạc của Bác cũng thế. Lần đầu tiên, mái tóc Bác xuất hiện là trong bài Sáng tháng năm (1950):

Cho con hôn mái đầu tóc bạc Lần thứ hai là trong bài Ta đi tới (1954):

Trên đờng ta về lại thủ đô

Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ

Ngời đi trớc, nghìn sơng muôn tuyết Dắt dìu dân nớc Việt Nam ta

Bạc phơ mái tóc ngời Cha Ba mơi năm Đảng nở hoa tặng Ngời”

Nếu chú ý ta sẽ thấy không những cứ mỗi lần xuất hiện, tóc Bác lại bạc hơn so với lần trớc, mà mỗi lần còn có một ý nghĩa riêng, một tiếng nói riêng. Tiếng nói riêng này càng đáng chú ý trong bài Cánh

chim không mỏi là bài thơ mừng Bác từ Mạc T Khoa trở về sau hội

nghị 81 Đảng (1960):

Bác về tóc có bạc thêm

Năm canh, bốn biển, có đêm nghĩ nhiều?

Lúc này, tóc Bác còn có thể bạc thêm nữa không?. Nhng nhà thơ cứ hỏi và qua những câu hỏi của nhà thơ ít nhiều chúng ta có thể thấy đợc cuộc đời quả thực không đơn giản và sóng gió đã nổi lên. Giữa những sóng gió ấy, tình yêu thơng và tinh thần phấn đấu không ngừng, không nghĩ của Bác càng sáng ngời lên tuyệt đẹp”(3). Hoặc về hình ảnh lá cờ Tổ quốc trong thơ Tố Hữu, Hoài Thanh so sánh, phân tích:

“Đầu năm 1955 trong bài thơ mừngBác và chính phủ trở về Thủ đô, bài Xa...nay, anh từng ca ngợi ngọn cờ của ta:

Trên bãi Thái Bình Dơng sóng gió Phơi phới bay cờ đỏ sao vàng

Mời chín năm sau, trong bài Nớc non ngàn dặm, một lần nữa anh lại ca ngợi ngọn cờ của ta:

Ngôi sao, chân lí của đời Việt Nam, vàng của lòng ngời hôm nay Càng nhìn ta lại càng say

Biển Đông lồng lộng gió lay ngọn cờ

Vẫn có những chữ, những ý giống nh lần trớc, nhng lời thơ lần này có cái uyển chuyển, cái chất say, cái sức bay và sức khẳng định hơn xa lần trớc”.

Nh vậy, trong phân tích, bàn luận về tác phẩm văn học, có thể vận dụng nhiều dạng thức so sánh để mở rộng, đào sâu vấn đề, để soi sáng thêm giá trị đối tợng. Nên cố gắng vận dụng nhiều dạng thức so sánh khác nhau để bài làm thêm phong phú, sinh động. Song dù vận dụng dạng thức nào cũng tránh sự so sánh khập khiễng, máy móc, cần tránh thái độ cực đoan. Đây là điều đầu tiên cần lu ý các bạn từ thực tế bài làm. Không ít ngời trong lúc nghị luận, viết bài để ca ngợi đối tợng mình đang phân tích, thẩm bình cứ ca ngợi nó là “hay nhất”, là “đẹp hơn tất cả” so với mọi trờng hợp khác. Nên

khắc phục sự “hồn nhiên ngây thơ” nh thế bằng cái nhìn uyển chuyển, bằng sự cân nhắc khoa học. Mặt khác trong quá trình so sánh đừng bao giờ quên mục đích, đừng rời xa phơng hớng. Đi trên đờng, đành rằng có lúc cần dừng lại, cần rẽ ngang rẽ dọc một tí nhng rồi cuối cùng phải biết đến đích. Dù so sánh với cái gì, so sánh thế nào, rốt cuộc cũng cần quay về đối tợng mình đang phân tích, đang bàn luận để làm sáng tỏ nó, đánh giá nó.

Trên đây là một phơng pháp quan trọng, phổ biến trong làm văn nghị luận cùng đôi kinh nghiệm nhỏ trao đổi với các em. Xin hẹn gặp lại ở lần sau.

Chú thích:

(1) Lê Trí Viễn, Những bài giảng văn ở đại học, NXB Giáo dục, H, 1990.

(2)Nguyễn Thị D Khánh, Những bài giảng chọn lọc, Trờng Đại học S Phạm Hà Nội, 1991.

(3)Hoài Thanh, Tuyển tập, tập một, NXB Văn học, H, 1982, Tr 161-162.

Theo Văn học và tuổi trẻ số 2/20007( Trang 24-26)và số 3/2007.

Một phần của tài liệu Tu lieu tham khao mon van (Trang 25 - 30)