a. Nâng cao nhận thức của nhà quản trị và nhân viên trong công tác quản trị rủi ro
Do công ty chưa có phòng ban riêng để phụ trách công tác quản trị rủi ro, nên trước hết muốn thực hiện được quản trị rủi ro một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì đội ngũ cán bộ công nhân viên và những nhà quản trị trong công ty cần được huấn luyện, đào tạo chuyên ngành về các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công tác quản trị rủi ro. Công ty nên mời những chuyên gia trong lĩnh vực về để trực tiếp bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho nhà quản trị và nhân viên. Đồng thời tổ chức những khoá học chuyên môn cho các nhà quản trị, cán bộ công nhân viên để họ có thể đảm nhiệm công tác quản trị rủi ro cho công ty trong tương lai.
b. Thiết lậpphòng ban chuyên trách về hoạt động quản trị rủi ro
Để phát huy tối đa hiệu quả của công tác quản trị rủi ro thì TTKD-VNPT Nam Định cần phải thành lập một đội ngũ chuyên môn chuyên phụ trách công tác quản trị rủi ro của công ty. Tuy nhiên với các yếu tố nguồn lực công ty hiện có thì việc thiết lập hẳn một phòng ban riêng gặp rất nhiều hạn chế, khó khăn. Công ty cần có sự phân bổ hợp lý nguồn nhân lực và nguồn tài chính thì công tác quản trị rủi ro mới có thể được quản lý bằng một phòng ban theo guồng quay của các hoạt động kinh doanh khác
trong công ty.
c. Sử dụng công cụ quản trị rủi ro hiện đại ERM
ERM là một hệ thống quản lý rủi ro trong công ty, giúp công ty giảm thiểu rủi ro hiệu quả đồng thời tối đa hoá cơ hội cho công ty.
ERM được sử dụng để xác định rủi ro, lợi ích hoá các tác động, điều tra nguyên nhân rủi ro cũng như quản lý các thiệt hại do rủi ro mang lại. ERM có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Quy trình thực hiện gồm: - Bước 1: Xác định rủi ro. - Bước 2: Lượng hoá rủi ro
- Bước 3: Điều tra nguyên nhân rủi ro.
- Bước 4: Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro. - Bước 5: Quản lý và giám sát.
Áp dụng ERM trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty như:
- Cải thiện sự hiểu biết của ban quản trị trong công ty về những rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
- Công ty có thể đa dạng hoá lợi ích một cách hiệu quả nhất, tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng như nguồn nhân lực.
- Công ty có cơ hội chuẩn bị sẵn sàng những biện pháp xử lý, đối phó với các trường hợp tích tụ nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.
- Công ty có thể tập trung vào những hoạt động sinh ra lợi nhuận và bỏ qua những hoạt động làm ăn không có lãi.
- Tiết kiệm được nguồn vốn, không cần bổ sung thêm nguồn vốn vào các hoạt động trong hiện tại.
- Cho phép công ty phân loại các khách hàng của mình dựa vào mức độ rủi ro của khách hàng từ bộ hồ sơ đánh giá rủi ro. Áp dụng công cụ tính toán để đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn của từng khách hàng.
Trong điều kiện kinh doanh ngày càng phức tạp và khó lường như hiện tại, các nguy cơ và rủi ro luôn tồn tại và đe doạ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Việc khai thác sử dụng triệt để những công cụ quản trị rủi ro sẽ phần nào giúp cho công ty có thể đứng vững trên thị trường để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng hoạt
động trong ngành kinh doanh dịch vụ công nghệ viễn thông vốn có nhiều nguy cơ, rủi ro.
d. Về công tác chỉ đạo, điều hành
Đồng nhất công tác chỉ đạo, điều hành từ Trưởng đại diện Tập đoàn, Giám đốc VNPT Nam Định, Trung tâm Kinh doanh VNPT - Nam Định đến các Trưởng địa bàn, Giám đốc, Phòng bán hàng và người lao động với mục tiêu không có sự phân biệt về chỉ đạo giữa kinh doanh và kỹ thuật.
Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo điều hành kinh doanh, phát huy vai trò tư lệnh và trách nhiệm của Trưởng địa bàn, Giám đốc các đơn vị trong việc tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh toàn địa bàn và của đơn vị.
Triển khai công tác Quản trị rủi ro sâu rộng đến tất cả các đơn vị, gắn hoạt động quản trị rủi ro với các hoạt động SXKD.
Áp dụng công cụ quản trị theo phân quyền, phân nhiệm (RACI) trên toàn bộ các khâu, quy trình phối hợp triển khai cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.
Áp dụng hệ thống quản trị cơ sở hạ tầng mạng di động, quản trị sự cố mạng lưới (Dashboard) của Tập đoàn trong công tác chỉ đạo, điều hành SXKD tại địa bàn.
KẾT LUẬN
Đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại TTKD VNPT – Nam Định” tuy không phải là một đề tài mới mẻ nhưng nó lại rất quan trọng đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ cùng kinh doanh trong một thị trường vốn nhiều cạnh tranh.Công tác quản trị rủi ro là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng được với thị trường nhiều biến động và bảo vệ lợi nhuận của doanh nghiệp trước những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường kinh doanh.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công tác quản trị rủi ro của TTKD VNPT – Nam Định đã đạt được thành công, giúp công ty phát triển mạnh mẽ và ổn định đến ngày nay. Tuy nhiên trước những tác động của môi trường, điều kiện tự nhiên, điều kiện khoa học, kỹ thuật và các nhân tố khác, khả năng quản trị rủi ro của công ty gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế, sai sót .Thực tế đó đã đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần có những điều chỉnh kịp thời và chính xác nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại, để công ty phát triển ổn định, vững mạnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hùng (2017), Giáo trình Quản trị rủi ro, NXB Hà Nội
2. PGS.TS Nguyễn Quan Thu (2008), Giáo trình rủi ro và bảo hiểm trong kinh
doanh, NXB Thống Kê.
3. TS. Ngô Quang Xuân (2008), Giáo trình quản trị rủi ro, ĐH kinh tế TPHCM, NXB Thống Kê.
4. Một số luận văn trường Đại học Thương Mại. 5. Website: - http://namdinh.vnpt.vn - https://www.bvsc.com.vn/News/2018124/557820/se-hoan-thanh-co-phan-hoa- vnpt-trong-2019.aspx - https://ictnews.vietnamnet.vn/vien-thong/vnpt-viettel-cung-keu-tang-truong- cham-do-bi-canh-tranh-ve-gia-cuoc-160815.ict
PHỤ LỤC PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA I. Đối tượng phỏng vấn Họ và tên:………. Chức vụ:……… II.Nội dung phỏng vấn
Câu 1: Theo ông (bà), quá trình nhận diện rủi ro đóng vai trò như thế nào đối với công tác quản trị rủi ro của công ty ?
Câu 2: Xin ông (bà) cho biết đánh giá của mình về hiệu quả quá trình phân tích rủi ro của công ty những năm gần đây ?
Câu 3: Xin ông (bà) cho biết một số vấn đề cụ thể mà công ty đang gặp phải trong quá trình đo lường và đánh giá rủi ro ?
Câu 4: Xin ông (bà) vui lòng cho biết kế hoạch thành lập ngân sách cho việc kiểm soát và tài trợ rủi ro của công ty ?
Câu 5: Xin ông (bà) cho biết nội dung nào trong công tác quản trị rủi ro của công ty còn yếu kém và cần hoàn thiện ?
Câu 6: Xin ông (bà) vui lòng cho biết công ty có những biện pháp nào để quản lý rủi ro của và công ty dựa vào căn cứ nào để lựa chọn biện pháp đó ?
Câu 7: Xin ông (bà) cho biết công ty có kế hoạch gì để đào tạo các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về quản trị rủi ro cho cán bộ nhân viên ?
Câu 8: Theo ông (bà), xung quanh việc đào tạo cán bộ nhân viên về quản trị rủi ro công ty còn quan tâm tới các vấn đề nào nữa ?
Câu 9: Về công tác quản trị rủi ro hiện nay, theo ông (bà) TTKD VNPT-Nam Định cần tập trung hoàn thiện, phát triển nội dụng nào trong công tác quản trị rủi ro trước ?
Câu 10: Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng thì ông (bà) có những kiến nghị gì cụ thể để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ công nghệ-thông tin nói riêng hoạt động hiệu quả ?