0
Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN MARKETING MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẤT VIỆT, HỒ CHÍ MINH (Trang 38 -39 )

6. Kết cấu khóa luận

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch

Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển phức tạp của rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác có liên quan. Sự phát triển này đôi khi không chỉ có tác động tích cực thúc đẩy phát triển du lịch mà còn tạo hiệu ứng tiêu cực ảnh hưởng tới hoạt động du lịch. Vì vậy, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch với vai trò là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước.

Tăng cường hợp tác giữa Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch với các Bộ và ban ngành khác nhằm tăng cường trao đổi thông tin về kế hoạch xúc tiến, nghiên cứu thị trường; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phối hợp giữa du lịch và các thành phần kinh tế trọng điểm; nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự cạnh tranh cho tất cả các ngành thông qua triển khai các nội dung hoạt động xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá trong nước và ngoài nước, xây dựng các cơ chế ưu đãi dịch vụ cho hai bên.

Sở Du lịch Hồ Chí Minh nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi đua giữa các doanh nghiệp du lịch, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về chất lượng tour, các cuộc giao lưu học hỏi giữa các nhân viên phục vụ giữa các doanh nghiệp du lịch.

Tổng cục Du lịch nên tiến hành quản lý chặt chẽ, rà soát liên tục tại các điểm du lịch về các loại giấy tờ cần thiết, hướng dẫn viên đeo thẻ khi hành nghề.

Tổng cục Du lịch nên xây dựng thêm các phương án xúc tiến quảng bá du lịch nội địa và tận dụng hơn nữa các nguồn lực để quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam ra thị trường thế giới.

Tổng cụ Du lịch lên rõ ràng các phương án chỉ đạo các đơn vị, ban ngành, doanh nghiệp lữ hành hướng đi và mục tiêu trong phần còn lại năm 2020. Nêu rõ ý chí quyết tâm phục hồi du lịch, phục hồi kinh tế nước nhà sau giai đoạn chống chọi với dịch bệnh Covid-19.

Tổng cục Du lịch cần tiến hành nghiên cứu các tài nguyên du lịch một cách chi tiết, rõ ràng. Sau đó đánh giá về mức độ hiện tại so với tiềm năng có thể phát triển, để đưa ra các chỉ đạo đúng đắn, giúp phát huy tối đa tài nguyên du lịch.

Tiến hành theo dõi thường kì chất lượng của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, các dịch vụ tại các điểm đến du lịch để luôn đảm bảo cung cấp cho khách du lịch có trải nghiệm tốt nhất.

Xử lí nghiêm khắc các trường hợp sai phạm về luật du lịch, thiếu ý thức, thiếu văn hóa trong khi làm và đi du lịch.

Tổng cục Du lịch nên thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan tổ chức nhiều hơn nữa những hội thảo, hội nghị và diễn đàn du lịch ở Việt Nam, tham dự hội nghị hội thảo, hội chợ triển lãm du lịch ở nước ngoài để quảng bá hơn nữa hình ảnh nước nhà.

Tổng cục Du lịch nên liên kết với các kênh truyền hình chính thống của quốc gia để tiến hành tuyên truyền về du lịch, ý thức khi tham gia du lịch, nâng cao và đẩy mạnh hơn nữa phát triển du lịch ở các vùng có khu du lịch.

Tổ chức bình chọn, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc trong ngành du lịch để mỗi doanh nghiệp luôn luôn cố gắng nâng cấp, tôn tạo một cách thường xuyên

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN MARKETING MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẤT VIỆT, HỒ CHÍ MINH (Trang 38 -39 )

×