Pháp luật thừa kế 1.Di sản thừa kế:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn môn Lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 30 - 32)

1. Di sản thừa kế:

Phu gia điền sản (tức ruộng đất, tài sản cha mẹ chồng cho) và thê gia điền sản (là tài sản mà cha mẹ vợ cho). Về nguyên tắc đây là tài sản riêng của hai người.

Tân tạo điền sản là tài sản do vợ chồng cùng tạo lập ra trong thời kỳ hôn nhân. Về nguyên tắc, đây là tài sản chung nên khi chết tài sản này mặc định chia làm đôi, mỗi người được một nửa và một nửa của người chết được xem là di sản để đem chia. Như vậy, di sản của người chết theo pháp luật nhà Lê bao gồm: tài sản riêng của người chết (phu gia hoặc thê gia điền sản) và một nửa tài sản của người chết trong khối tài sản chung (tân tạo điền sản).

Cơ sở pháp lý: Điều 374, 375, 376… QTHL.

2. Điều kiện để được hưởng thừa kế:

Để được chia di sản, người thừa kế phải đáp ứng hai điều kiện sau: - Người thừa kế phải còn sống từ khi mở thừa kế (Điều 388).

- Người thừa kế không thuộc các trường hợp bị truất quyền thừa kế, gồm: (1) truất quyền thừa kế trong di chúc (Điều 354) và (2) truất quyền thừa kế theo luật định (Điều 354).

3. Hình thức chia thừa kế

Một là, thừa kế theo di chúc:

Thông qua Điều 388 có thể thấy pháp luật thừa nhận hai hình thức của di chúc là miệng (mệnh lệnh của cha, mẹ) và chúc thư (tức là di chúc viết).

Điều 388: Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì cùng chia nhau. Phần con của vợ lẽ, nàng hầu, thì phải kém. Nếu đã có lệnh của cha mẹ và chúc thư, thì phải theo đúng, trái thì phải mất phần mình.

Di chúc miệng: theo Điều 388 BLHĐ, nếu có mệnh lệnh của cha mẹ (di chúc miệng) hoặc chúc thư (di chúc viết hay di chúc bằng văn bản) thì phải theo đúng. Vi phạm sẽ bị mất phần thừa kế. Tuy nhiên, nhà làm luật lại không quy định rõ các điều kiện, thủ tục để di chúc miệng có hiệu lực, như thời điểm lập, người làm chứng…

Di chúc viết hay còn gọi là chúc thư: so với quy định về di chúc miệng, nhà làm luật tỏ ra rất quan tâm đến chúc thư nhiều hơn. Di chúc viết phải lập theo mẫu được quy định trong Quốc triều thư khế thể thức.

Hai là, thừa kế không theo di chúc (theo pháp luật ):

Pháp luật về thừa kế thời Lê không quy định về các nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật mà liệt kê cụ thể các trường hợp được chia thừa kế khi không có di chúc.

Các Điều 374, 375, 377, 380, 388… của QTHL, nhà làm luật đã dự liệu những trường hợp thừa kế không có di chúc.

Các quy định về chia thừa kế theo pháp luật đã chứng tỏ sự thừa nhận tính chất bình đẳng một cách tương đối giữa vợ và chồng (khi vợ được quyền sở hữu tài sản riêng và cùng chồng đồng sở hữu khối tài sản chung, được quyền hưởng tài sản của chồng); giữa con trai và con gái (“anh em tự chia nhau” nếu không có di chúc mà không cần phân biệt là con trai hay con gái).

Pháp luật thừa kế đã bảo lưu truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhất là quy định về tài sản dùng vào việc thừa tự (hương hỏa).

Một phần của tài liệu Đề cương ôn môn Lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w