Pháp luật về dân sự

Một phần của tài liệu Đề cương ôn môn Lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 29 - 30)

Hợp đồng dân sự (khế ước)

Điều kiện hợp đồng (khế ước)

Thứ nhất, Hợp đồng phải ký kết trên cơ sở tự nguyện, không bên nào được ép buộc, cưỡng bách bên nào (Điều 355, 638).

Thứ hai, Hợp đồng phải ký kết trên cơ sở trung thực – không lừa dối (Điều 187, 190). Thứ ba, nội dung hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật (Điều 75, 76…)

Thứ tư, hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật trong một số trường hợp. Pháp luật không quy định cụ thể điều kiện về hình thức hợp đồng nhưng thông qua các quy định đã chứng tỏ những hợp đồng có giá trị lớn, dễ phát sinh tranh chấp… (các trường hợp cần phải thiết lập theo mẫu được quy định trong Quốc triều Thư khế thể thức); hoặc hợp đồng đối với người mù chữ (Điều 366); hoặc hợp đồng đối với việc mua bán nô tỳ (Điều 363) thì phải ký kết bằng văn bản.

Phân loại hợp đồng (khế ước)

Căn cứ vào hình thức, có hai loại: hợp đồng miệng (tức khẩu ước) và hợp đồng văn bản (tức văn khế).

Căn cứ vào nội dung: tức căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có các loại sau:

Một là, Hợp đồng mua bán: gồm Hợp đồng đoạn mại (là dạng của hợp đồng mua bán hiện nay); Hợp đồng điển mại (theo hợp đồng này người bán giao tài sản cho người mua chiếm hữu, sử dụng trong một thời hạn theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật. Khi đến thời hạn người mua được quyền đến chuộc lại tài sản đã bán. Cơ sở pháp lý Điều 384 QTHL).

Hai là, Hợp đồng vay: pháp luật quy định khá cụ thể về loại hợp đồng này đặc biệt là điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ vay. Cơ sở pháp lý: Điều 587 QTHL.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn môn Lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 29 - 30)