Mức độ hiệu quả của các hình thức hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần

Một phần của tài liệu Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 66)

8. Kết cấu của luậnvăn

2.6.1. Mức độ hiệu quả của các hình thức hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần

Về các hình thức mà Tổ Công tác xã hội sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần người bệnh và người nhà người bệnh, sau khi thực hiện điều tra khảo sát, tác giả thu được kết quả sau đây:

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ mức độ hiệu quả của các hình thức hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần NB

(Kết quả nghiên cứu T4/2019)

Biểu đồ 2.2 cho thấy, mức độ hiệu quả và không hiệu quả của các hình thức hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần người bệnh và người nhà người bệnh có sự chênh lệch rõ nét. Nếu mức độ hiệu quả của hình thức tư vấn qua điện thoại là 42,9% trong khi không hiệu quả là 57,1% thì hình thức gặp mặt trực tiếp cá nhân có mức độ hiệu quả là 70,0% trong khi độ đánh giá không hiệu quả lại là 30,0% trong tổng số 70 người bệnh và người nhà người bệnh đã được hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần. Giải thích cho sự chênh lệch về mức độ hiệu quả của các hình thức nêu trên, có thể thấy hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần là hoạt động cần có sự tiếp xúc trực tiếp để cả hai bên có thể mở lòng, tâm sự cũng như thông qua việc gặp mặt trực tiếp, nhân viên công tác xã hội sẽ có thể đánh giá một

cách khách quan nhất những cảm xúc thực sự mà đối tượng đang thể hiện, thông qua đó sẽ có những đánh giá để sử dụng những biện pháp can thiệp tâm lý một cách hợp lý nhất. Đôi khi, một cái nhìn đầy âu yếm, một cái nắm tay đầy tình cảm cũng làm cho người bệnh và người nhà người bệnh vơi bớt những buồn bã, tâm trạng, tạo cho họ những động lực để họ vững bước trên con đường phía trước. Đó chính là lý do vì sao, tỷ lệ người đánh giá hình thức gặp mặt trực tiếp lại cao hơn hình thức tư vấn qua điện thoại (70,0%/42,9%).

Về hình thức tổ chức tư vấn theo nhóm: mỗi tháng 1 lần, Tổ Công tác xã hội lại phối hợp cùng khoa tổ chức những buổi gặp mặt các nhóm bao gồm: nhóm người bệnh phẫu thuật, người bệnh ung thư xạ trị, người bệnh Thalassemia, người bệnh Phục hồi chức năng sau đột quỵ…. Thông qua việc gặp mặt với chu kì 01 tháng/lần đối với từng nhóm riêng lẻ, những thành viên của các nhóm sẽ có cơ hội gặp mặt, chia sẻ những vấn đề liên quan đến bệnh tật, những thắc mắc cũng như tất cả các vấn đề xoay quanh đời sống của người bệnh đồng đẳng. Vì là những người có những nét tương đồng, hoàn cảnh sống gần giống nhau nên họ sẽ dễ dàng chia sẻ hơn. Việc sử dụng hình thức gặp mặt nhóm này, các thành viên sẽ có cơ hội gắn kết với nhau hơn, tạo thành khối đoàn kết vững chắc để cùng nhau chia sẻ, giải quyết những vấn đề chung của nhóm hay của cả Tổ Công tác xã hội. Đây được coi là hình thức được đánh giá mức độ hiệu quả cao nhất (71,4%).

Kết quả phỏng vấn sâu nhân viên CTXH tại Tổ Công tác xã hội cho thấy sự tận tình và tâm huyết trong công việc cũng như huy động mọi nguồn lực có thể để giúp NB những vấn đề trong cuộc sống “Chúng tôi luôn cố gắng là nơi tin cậy cho người bệnh và người nhà người bệnh tìm đến chia sẻ các vấn đề họ

gặp phải và cùng nhau tìm cách giải quyết. Bên cạnh đó, hàng tháng chúng tôi vẫn có đội ngũ tình nguyện viên là các em sinh viên của trường Đại học Hùng Vương hàng ngày đến trò chuyện với người bệnh, chia sẻ với họ những vấn đề

trong cuộc sống để họ không cảm thấy nhàm chán, yên tâm điều trị bệnh.”, PVS 9, Đ.T.H, nữ, 28 tuổi, NV CTXH

Nói tóm lại, trong hoạt động hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần cho người bệnh và người nhà người bệnh, Tổ Công tác xã hội đã có nhiều hoạt động và bước đầu có những hoạt động được đánh giá tốt. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự được phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ người được thụ hưởng hoạt động còn thấp, kết quảđánh giá từng chi tiết của hoạt động cơ bản còn chưa cao, cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa.

Một phần của tài liệu Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)