Đội ngũ công tác xã hội viên trong thực hiện hoạt động nghề tại Trung tâm

Một phần của tài liệu Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật, từ thực tiễn Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 83 - 85)

Trung tâm

Trong những năm qua, Trung tâm và đội ngũ cán bộ NVCTXH thực

hiện hoạt động hỗ trợ học nghềđối với NKT tại Trung tâm đã chủđộng liên hệ

với các Bộ, ban ngành, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh thành

phố, các Hội bảo trợ trẻ em khuyết tật tại các địa phương và Tổ chức Hỗ trợ -

Giáo dục trẻ em thiệt thòi (OSEDC) Việt Nam cùng các nhà hảo tâm, các mạnh

thường quân. Chính vì vậy, việc rà soát các đối tượng là người khuyết tật có nhu cầu và nguyện vọng học nghề và làm nghề trên địa bàn các địa phương là

vô cùng quan trọng nhằm giúp họ có cuộc sống tốt hơn, hoạt động CTXH này

tại Trung tâm đã và đang được triển khai và ngày càng được nhân rộng hơn về

mô hình hỗ trợ trong việc hòa nhập cộng đồng.

Hoạt động CTXH trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật tại Trung tâm sẽ đạt được kết quả cao bởi đội ngũ cán bộ CTXH khi thực hiện hoạt động này tại Trung tâm. Chính vì vậy, trong cuộc khảo sát bảng hỏi của

50 cán bộ CTXH và các sinh viên đang theo ngành học thực hiện hoạt động tại

biểu đồ 2.7 dưới đây sẽ khái quát nhất về các yếu tố của đội ngũ cán bộ ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động:

Biểu đồ 2.7: Sựảnh hưởng của đội ngũ cán bộ NVCTXH đến việc thực hiện hoạt động tại Trung tâm

Trong biểu đồ 2.7 trên cho ta thấy được những yếu tố của đội ngũ cán bộ

NVCTXH và sinh viên đang theo ngành học ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động bao gồm: Kiến thức; Kỹ năng; Thái độ; Kinh nghiệm và Trình độ đào tạo. Đa số các ý kiến đều cho rằng các yếu tố đều có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện hoạt động hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật tại Trung tâm. Trong đó, yếu tố kỹ năng và kiến thức được các ý kiến cho rằng là có ảnh hưởng nhất với tỉ lệ là 94%, còn 6% lại cho rằng không có sự ảnh hưởng. Còn những yếu tố như: thái độ, kinh nghiệm và trình độ đào tạo đều có ảnh hưởng là 92%, không ảnh hưởng chỉ là 8% trong tổng số ý kiến được hỏi.

Trong buổi phỏng vấn sâu chị Phạm Thị Bích Quỳnh, cán bộ trung tâm:

“Phần lớn các nhân viên được đào tạo và tập huấn về CTXH nói chung và CTXH trong hỗ trợ học nghề đối với NKT tại trung tâm đều được đáp ứng những yếu tố về trình độ đào tạo, kinh nghiệm, thái độ, kiến thức và kỹ năng nghề, chính vì vậy mà NVCTXH tại trung tâm là một trong những yếu tố quan

94% 94% 92% 92% 92% 6% 6% 8% 8% 8% K IẾN T HỨC KỸ NĂN G T H Á I Đ Ộ K I N H N G H IỆM T R Ì N H Đ Ộ ĐÀ O TẠO Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng

trọng thúc đẩy việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp dành cho NKT tại Trung tâm giúp cho NKT vững tin hơn vào nghề nghiệp hiện tại mà họ đã và đang lựa chọn cho tương lai”.

Vận dụng những yếu tố trên mà bản thân trong mỗi cán bộ NVCTXH khi thực hiện hoạt động hỗ trợ học nghề đối với nhóm đối tượng là người khuyết tật sẽ nâng cao chất lượng trong hoạt động CTXH tại Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội nói riêng và người khuyết tật trên cả nước nói chung.

Cán bộ CTXH khi thực hiện hoạt động tại Trung tâm cũng sẽ tranh thủ

vận động sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các tổ chức, các cá nhân từ thiện hay tổ chức Hỗ

trợ - Giáo dục trẻ em thiệt thòi (OSEDC) Việt Nam, của chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ người khuyết tật trong độ tuổi lao động có một công việc và môi trường làm việc phù hợp.

Ngoài ra, đối với những người khuyết tật nặng, việc hỗ trợ các dụng cụ

trong hỗ trợ cho họ trong công việc, sản xuất cũng sẽ giúp NKT ổn định hơn, góp phần nâng cao chất lượng trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo một nền An sinh xã hội bền vững.

Một phần của tài liệu Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật, từ thực tiễn Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)