Người khuyết tật và gia đình người khuyết tật

Một phần của tài liệu Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật, từ thực tiễn Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 51 - 52)

CTXH trong hoạt động nghề đối với NKT hướng tới nhóm đối tượng là

những người bị khiếm khuyết hay một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể, hoặc có

những rối loạn tâm sinh lý hay một chức năng nào đó. Chính vì vậy, NKT và

gia đình của NKT là một trong những yếu tố quyết định tới hiệu quả của CTXH

trong hoạt động nghề dành cho nhóm đối tượng thụ hưởng này.

NKT là nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, vì vậy những nhận thức và suy nghĩ của họ về hoạt động nghề còn hạn chế, chưa hình thành nên những dự

định của bản thân cho tương lai. Và CTXH trong hoạt động nghề dành cho đối

tượng thụ hưởng này có phát huy hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp thu, trau dồi và phát triển nghề, vươn lên trong cuộc sống của họ. Phần lớn NKT sinh ra và lớn lên trong điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó là tâm lý tự ti, mặc cảm nên hoạt động nghề cho NKT còn khá mới mẻ, chưa phát triển ở các vùng miền. Chính vì vậy, NKT rất cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người trong xã hội.

Ngoài ra, gia đình của NKT cũng là một yếu tố tác động vô cùng to lớn tới bản thân NKT trong hoạt động nghề. Gia đình và cái nôi sinh ra và ươm

mầm những tài năng “không may mắn trong xã hội”. Phần lớn những gia đinh

có thành viên là NKT sinh sống ở những vùng nông thôn, điều kiện kinh tế khó

khăn, rất hạn chế về thông tin, các kiến thức trong hoạt động nghề của NKT, một phần là do những quan niệm bên trong họ “đã khiếm khuyết như vậy thì còn làm gì được nữa, dường như phó mặc cho cuộc sống”. Vì có NKT nên ảnh hưởng phần nào đến kinh tế của gia đình do mất nhiều thời gian chăm sóc NKT, không có thời gian làm việc, gia đình trở nên khó khăn sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của cha mẹ và cũng ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của NKT. Không ít người có anh chị em ruột là NKT thường cảm thấy lo sợ và xấu hổ.

Mặc dù họ có thể rất yêu thương anh chị em của mình, nhưng họ không muốn

có người khác biết về người đó. Vì vậy, họ thường có xu hướng che giấu và né tránh những cuộc gặp gỡ giữa bạn bè họ và người anh chị em là NKT đó [9, tr.

190]. Thông qua đó, gia đình của NKT còn thiếu và yếu các thông tin cần thiết

bởi trình độ văn hóa, điều kiện kinh tế sống, vậy nên NKT không có cơ hội phát tiển nghề như những người bình thường khác.

Chính vì vậy, hoạt động CTXH trong học nghề dành cho NKT phụ thuộc

rất nhiều vào đối tượng và gia đình của đối tượng thụ hưởng. Hoạt động nghề

được quan tâm và phát triển nếu như được sự đồng lòng, chung sức của cảđối

tượng thụ hưởng lẫn các yếu tố liên quan tác động tới hoạt động.

Một phần của tài liệu Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật, từ thực tiễn Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 51 - 52)