1. Lý do chọn đề tài
2.1.4. Hoạt động tài chính ảnh hưởng đến tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đạ
Bệnh viện ĐHQG Hà Nội là đơn vị dự toán cấp 2, được cấp kinh phí hoạt động theo đơn vị sự nghiệp y tế, là đơn vị tự chủ thuộc nhóm 3, tự đảm bảo một phần chi thường xuyên. Hoạt động tài chính có tầm ảnh hưởng quan trọng mang tính chất quyết định đến tổ chức kế toán của đơn vị.
Hoạt động tài chính của bệnh viện bao gồm thu hoạt động khám chữa bệnh và chi hoạt động
a) Ảnh hưởng của hoạt động thu khám chữa bệnh đối với tổ chức kế toán
tại Bệnh viện.
Nguồn kinh phí hoạt động của Bệnh viện bao gồm - Thu từ hoạt động do NSNN cấp
- Thu từ viện phí
- Thu từ khám chữa bệnh BHYT - Thu từ KSK định kỳ cho các đơn vị - Thu từ KSK nước ngoài
- Thu từ tiêm vacxin phòng dịch
Trong đó thu từ dịch vụ tiêm phòng dịch chiếm tỷ trọng cao nhất.
Bảng biểu 3.1: Báo cáo Nguồn thu tại đơn vị năm 2017-2018
Đơn vị tính: đồng STT Chỉ số hoạt động Năm 2017 Năm 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Tổng các khoản thu 47.903.561.769 100% 64.450.287.041 100% 2 NSNN cấp 3.700.000.000 7.72 % 3.950.000.000 6.13 % 3 Thu từ hoạt động KCB 15.995.859.806 33.39 % 20.880.796.785 32.40% 4 Thu từ dịch vụ tiêm phòng dịch 28.144.058.000 58.75 % 39.525.738.000 61.33 % 5 Thu từ các nguồn khác 63.643.963 0.13 % 93.752.256 0.15 % (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)
Các nguồn thu trên nếu như trước đây sau khi xác định chênh lệch thu chi, trích lập quỹ phải nộp về NSNN thì nay Bệnh viện được giữ lại để phục vụ các hoạt động chi thường xuyên. Đơn vị vì thế phải tổ chức lại tổ chức kế toán để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn kinh phí, tránh thất thu .
Về giá dịch vụ y tế, Bệnh viện thu theo quy định hiện hành về giá dịch vụ KCB của Bộ y tế. Phòng kế toán đã tính được đầy đủ các chi phí vào giá dịch vụ yế của Bệnh viện bao gồm
*Các chi phí trực tiếp
+ Chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan có thẩm quyền quy định).
+ Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường. + Tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ; chi phí thuê nhân công thuê ngoài; chi phí đặc thù tối đa không quá 50% chi phí tiền lương của dịch vụ.
+ Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ kỹ thuật.
+ Khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị để thực hiện dịch vụ (nếu có): Được tính và phân bổ vào chi phí của các dịch vụ sử dụng nguồn vốn này.
*Chi phí gián tiếp
+ Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động bình thường của bệnh viện;
+ Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng các kỹ thuật mới. b) Ảnh hưởng của chi hoạt động đối với tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện.
Các khoản chi của Bệnh viện bao gồm:
- Lương và các khoản phụ cấp khác cho người lao động - Chi thanh toán cá nhân như ( tiền ăn trưa,… )
- Chi dịch vụ công cộng ( như điện, nước, …) - Chi hành chính
- Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc - Chi nghiệp vụ chuyên môn
- Chi mua sắm máy móc trang thiết bị - Chi khác ( sửa chữa, …)
Bảng biểu 3.2 Báo cáo các khoản chi tại đơn vị năm 2017-2018
Đơn vị tính: đồng STT Chỉ số hoạt động 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Tổng số các khoản chi 41.512.757.003 100% 61.375.582.179 100 %
2 Chi thanh toán lương 7.875.089.923 18.97% 17.388.137.176 28.33%
3 Chi thanh toán cá nhân 2.208.048.344 5.32% 3.125.031.342 5.09%
4 Chi dịch vụ công cộng 800.085.124 1.93% 1.433.392.890 2.34%
5 Chi cho hành chính 439.674.838 1.06% 536.423.135 0.87%
6 Chi cho thông tin, tuyên
truyền, liên lạc 185.834.088 0.45% 195.312.541 0.32%
7 Chi nghiệp vụ chuyên
môn 27.898.331.168 67.20% 32.505.345.102 52.96%
8 Chi cho mua sắm trang
thiết bị 1.089.467.396 2.62% 3.054.321.105 4.98%
9 Chi khác 1.016.226.122 2.45% 3.137.618.888 5.11%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)
Bệnh viện ĐHQG Hà Nội tự đảm bảo một phần các khoản chi thường xuyên thông qua nguồn kinh phí từ hoạt động khám chữa bệnh bao gồm:
- Chi lương, phụ cấp lương cho các lao động không phải biên chế
- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí
- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí
Việc tự chủ về tài chính đòi hỏi Bệnh viện phải quản lý được các chi phí hoạt động của mình, tổ chức lại công tác kế toán kiểm soát chi được chặt chẽ hơn.