Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 78)

Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn. Có được những kết quả đó là do có sự quan tâm, chỉ đạo, sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cấp ủy đảng, luôn coi tạo việc làm là một trong những

chính sách quan trọng hàng đầu của huyện góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đồng thời có sự phối hợp, kiểm tra, giám sát của các ban, ngành, đoàn thểđểđạt được kết quả tốt nhất trong công tác tạo việc làm.

Triển khai và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách tạo việc làm, vốn mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, chính sách xuất khẩu lao động, đào tạo nghề về từng thôn, xóm, xã, thị trấn để người lao động trên địa bàn nắm bắt được các thông tin kịp thời, chính xác.

Thực hiện tốt các đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về việc làm, dạy nghề và các chính sách xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn. Đồng thời huyện cũng ban hành các chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Trong giai đoạn 2015 - 2017, công tác tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu tích cực, góp phần tăng trưởng kinh tếđịa phương, ổn định đời sống nhân dân. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2017 là 47% tăng 11,3% so với năm 2015.

Tỉnh đã có những chính sách hiệu quả nhằm thu hút các dự án đầu tư, riêng khu công nghiệp Điềm Thuỵ - Phú Bình đã thu hút 33 dự án; các ngành thu hút đầu tưđã đa dạng hơn.

Huy động và phân bổ có hiệu quả vốn mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn.

Tạo việc làm thông qua XKLĐ đem lại nguồn thu nhập cho NLĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống, tích lũy được nguồn vốn sau khi đi XKLĐ trở về nước. Theo số liệu thống kê của Sở LĐTB&XH tỉnh, khoảng 83% những gia đình có người đi XKLĐ có thu nhập, đời sống kinh tế, điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chất lượng cuộc sống được nâng lên, điển hình nhất là việc

xây dựng nhà cửa, mua mới và nâng cấp tiện nghi gia đình. Tuy nhiên mức độ cải thiện có khác nhau giữa các gia đình bởi mức thu nhập của NLĐ xuất khẩu không đồng đều giữa các nước đến và các ngành nghề mà NLĐ tham gia. Tạo việc làm thông qua XKLĐ giúp người lao động huyện phát triển nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tác phong công nghiệp.

Cơ sở vật chất của các trung tâm được nâng cấp, đồng bộ hóa hệ thống công nghệ thông tin. Chất lượng đội ngũ nhân viên tư vấn, giới thiệu viêc làm được cải thiện, tư vấn nhiệt tình, hiệu quả hơn; Trung tâm bố trí đúng người đúng việc, phù hợp với năng lực và yêu cầu của công việc.

Hàng năm tổ chức có hiệu quả công tác điều tra cung - cầu lao động theo quy định của pháp luật nhằm cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời nhất cho người lao động địa phương.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)