7. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Đối với Chính phủ
Trong thời kỳđất nước đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các khuyến nghị Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các Bộ ngành TW cần có chủ trương, chính sách hàng đầu “ Phổ cập nghề cho người lao động ” là rất bức xúc. Cần có cơ chế, chính sách tạo điều kiện tốt cho các TTDN liên kết đào tạo nhằm phát triển đào tạo nghềđáp ứng nhu cầu của xã hội; xây dựng các mô hình, hình thức và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo; Phát triển mạnh các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp để đào tạo nghề cho doanh nghiệp và cho xã hội và khuyến khích phát triển đào tạo nghề tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. 100 Cần đẩy mạnh xã hội hoá công tác phát triển đào tạo nghề, huy động các nguồn lực trong xã hội và cộng đồng quốc tế cho phát triển đào tạo nghề; Tạo sự bình đẳng giữa TTDN công lập và TTDN ngoài công lập trong dạy nghề (đào tạo, bồi dưỡng giáo viên CBQL; đặt hàng đào tạo…). Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cho phát triển đào tạo nghề, nhất là cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích đối với người dạy nghề, người học nghề, người lao động qua đào tạo nghề (tiền lương, vinh danh…), chính sách đối với doanh nghiệp tham gia dạy nghề, tạo động lực cho việc dạy và học nghề. Nhà nước cần có chính sách
hỗ trợ phù hợp đối với cả người học và cơ sở dạy nghề, trong đó có cho vay ưu đãi để học nghề, Tăng cường vai trò của cộng đồng, của các đoàn thể, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng đào tạo nghề. Tổ chức nghiên cứu và triển khai các mô hình đào tạo nghề cho các đối tượng: Chuyển đổi nghề; lao động trong vùng chuyên canh, lao động trong các làng nghề, lao động thuần nông nhằm đáp ứng nhu cầu người học, tiết kiệm thời gian và kinh phí để phát triển đào tạo nghề.