7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Giải pháp về công tác lựa chọn đầu vào đối tượng đào tạo nghề và định
định hướng tìm việc sau đào tạo nghề
* Thay đổi nhận thức về học nghề và dạy nghề
Tổ chức tốt việc phân luồng học sinh, nâng cao chất lượng đầu vào của hệ thống đào tạo nghề. Hiện nay, việc tuyển sinh cho học nghề còn nhiều khó khăn do: tâm lý xã hội (muốn học đại học hơn học nghề); do phân luồng học sinh chưa tốt (quá nhiều chỉ tiêu đào tạo đại học và cao đẳng do vậy chất lượng của số còn lại vào học nghề không cao; do công tác tư vấn, hướng nghiệp chưa tốt nên ít học sinh lựa chọn học nghề.
Cần đẩy mạnh công tác truyền thông làm thay đổi nhận thức xã hội về học nghề và tầm quan trọng của học nghề; Tính toán lại chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng để tạo nguồn dồi dào cho tuyển sinh học nghề. Tổ chức tốt việc tư vấn, hướng nghiệp với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, có khả năng đánh giá năng lực ứng viên, có thông tin về nhu cầu của thị trường nhằm đưa ra tư vấn thích hợp cho học sinh trước các lựa chọn học nghề và công việc.
* Hoàn thiện căn cứ tuyển đầu vào
Hiện nay, việc tuyển sinh học nghề chủ yếu là xét tuyển (không thi), ít có việc tư vấn cho học sinh nên lựa chọn nghề gì để học phù hợp với năng lực, sở trường cũng như nhu cầu của xã hội. Các trường THCS, THPT, các địa phương trong huyện, các cơ sở dạy nghề nên tổ chức bộ phận tuyển sinh với nhiệm vụ chính là tư vấn, đánh giá năng lực học sinh để hướng nghiệp cho phù hợp. Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức ĐTN kết hợp với học văn hóa, khi kết thúc quá trình học nghề, học sinh vừa có
bằng nghề, vừa có bằng THPT, nhờ đó khuyến khích được học sinh có năng lực sớm chuyển sang học nghề ngay từ khi tốt nghiệp THCS.
* Tuyên truyền chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học nghề, tìm việc làm đối với các học sinh nghèo, các đối tượng chính sách
Hiện tại các lớp học nghề theo Đề án 1956 được miễn học phí, được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để học nghề, các đối tượng là hộ nghèo, đối tượng chính sách được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại... cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để mọi người dân biết để tạo động lực cho những người có nhu cầu đăng ký tham gia học nghề.
Huyện cần có các cơ chế riêng để tạo điều kiện cho những người có điều kiện khó khăn về kinh tế, phương tiện đi lại đi học như hỗ trợ chi phí học tập, tổ chức tư vấn về nghề cần học và giới thiệu việc làm sau khi hoàn thành các khóa ĐTN cho các đối tượng là người có công và đối tượng chính sách xã hội. Các thủ tục hành chính cần được rà soát, cải cách để các đối tượng này tiếp cận được với các cơ chế chính sách của nhà nước, giúp họ có hội học nghề và tìm việc làm phù hợp.
3.2.5. Giải pháp về vốn, đất đai và cơ chế chính sách của địa phương đối với công tác dạy và học nghề